Sách dạy suy thoái / khủng hoảng kinh tế kế
Giáo sư Robert Shiller chia sẻ Nobel Kinh Tế 2013 cho những công trình về cách thị trường vận hành, ổng làm từ 1980s. Robert Shiller là tác giả sách tôi nhắc nhiều thứ hai, sau giáo sư Nassim Nicholas Taleb. Công trình được nhiều người đọc nhất của Shiller là quyển Irrational Exuberance 2000. Đây là quyển kinh điển về chuẩn bị đối phó khủng hoảng kinh tế.
18 năm sau Irrational Exuberance, có một tác giả viết khủng hoảng cho đại chúng hay không kém: Ray Dalio.
Big Debt Crises 2018 hay hơn Principles 2017.
Quyển Big Debt Crises dạy:
1. Cơ bản về nợ, cho người không làm ngân hàng / cho vay / trái phiếu.
2. Quan hệ giữa nợ và chu kỳ kinh tế.
3. Dùng số liệu nợ để dự đoán kinh tế và đầu tư / đầu cơ.
Cần nhớ, tín hiệu công khai rõ rệt đầu tiên báo TRƯỚC 2 năm bùng nổ của chứng khoán Việt 2016-2017 là biên bản họp phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 2016, trong đó quan trọng nhất là nội dung tín dụng, tin ra báo đại chúng không muộn hơn 5.5.2016.
4. Cung cấp số tương quan (relative) thực tế để so sánh.
5. Cơ bản về chính sách tiền tệ.
6. Ảnh hưởng của lãi suất lên kinh tế, dùng case study rất gần.
7. Các sản phẩm khác: vàng, ngoại tệ, giá nhà.
8. Lạm phát, dịch chuyển vốn.
9. Lý thuyết kinh tế trong chiến tranh / dùng chiến tranh làm kinh tế.
10. So sánh nhiều nước.
11. Lịch sử sự kiện kinh tế.
12. Nợ dẫn đến suy thoái / khủng hoảng kinh tế kế thế nào. Là quyển relevant nhất đến giờ, hay hơn các quyển mới của Robert Shiller.
...
Đây là một quyển dạy kinh tế cực hay, tình tiết nhanh, đi thẳng vào vấn đề.
Lý do lộ quyển này hay: tác giả là quản lý quỹ. Bộ dữ liệu của các quỹ lớn gần như thực dụng và hay ho nhất nền kinh tế.
Lý do quyển này massive: quỹ của Ray Dalio quản 125 tỷ USD. Nếu chỉ cầm vài trăm triệu thì rất dễ tiêu hết; còn cầm 125 tỷ mà giải ngân hết cho các mục tiêu đầu tư hay ho thì cực khó. Với độ chịu đựng rủi ro (risk exposure) to thế thì bất kỳ hắt hơi nhỏ nào của thị trường cũng tạo ra áp lực lớn. Nên quyển này được viết với tinh thần cảnh giác và tâm trạng cấp bách (sense of urgency) cao.
--
Tôi trích dẫn giáo sư Robert Shiller nhiều đến thế vì các công trình nghiên cứu của ông là bài học vỡ lòng để học chu kỳ kinh tế, và khủng hoảng.
Tôi cũng từng một lần dùng Shiller làm ví dụ rằng:
i. Ổng nói đúng, và
ii. Ổng xứng đáng Nobel [quan điểm: ngon lành hơn Richard H. Thaler nhiều], và
iii. Ổng không xác định thời điểm (timing) thị trường được như những người trực tiếp cầm tiền làm equity, và
iv. Không timing thị trường được KHÔNG có nghĩa ổng sai, và
v. Không timing thị trường được KHÔNG có nghĩa giải Nobel của ổng không xứng đáng.
Chuỵ hiễu hôn? Đối với những tượng đài thì phải đọc hết các công trình cả đời của họ, áp dụng những thứ áp dụng được, biết những chỗ nào không áp dụng được, trân trọng những thứ cần trân trọng.
Muốn chỉ ra những chỗ không áp dụng được, hoặc phản biện một cách đàng hoàng, thì phải bỏ công sức (rigor) đọc literature review không quá ít để phản biện sâu và đúng chỗ.
--
Riêng sách thì có chỉ chỗ mua: góc nhà bo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét