Card picture: https://www.pinterest.com/search/pins/?q=communication%20card%20diy%20autism&rs=typed&term_meta[]=communication%7Ctyped&term_meta[]=card%7Ctyped&term_meta[]=diy%7Ctyped&term_meta[]=autism%7Ctyped
Chơi mà học, học mà chơi cùng con tự kỷ
Chơi mà học, học mà chơi cùng con tự kỷ
Danang Ho (phụ huynh)
“Toys are like the child’s words and play is the child’s language.” - Google.
Tạm dịch: “Đồ chơi là từ vựng và chơi là ngôn ngữ của trẻ con.”
*
Chơi là một trong những cách thức trị liệu về mặt tâm lý dành cho trẻ tự kỷ tuổi từ 3 đến 12. Ở gia đình và trường học, một số lý thuyết về chơi (play theory) cho rằng các giáo viên hoặc phụ huynh nên tạo cơ hội và dành nhiều thời gian sinh hoạt cùng trẻ tự kỷ trong những căn phòng có trang bị nhiều công cụ khác nhau nhằm mục đích hỗ trợ các em về mặt vận động (exercise), hành vi (behavior), học tập (learning), thư giản (entertainment), v.v…
Nhưng bao giờ cũng vậy, nói thì dễ chứ thật tình chơi mà học, học mà chơi đối với trẻ tự kỷ chẳng dễ chút nào. Nhiều phụ huynh bỏ cuộc vì điều kiện kinh tế eo hẹp, không gian có giới hạn, nhất là thời gian phải vật lộn kiếm sống, không cho phép mình thực hiện những điều mình mong muốn, các bạn ạ.
Nói chung, chơi với trẻ tự kỷ đòi hỏi người dẫn dắt (facilitator) phải có sự nhẫn nại và bền chí, hiểu rõ và chấp nhận cách chơi của các em qua từng giai đoạn khác nhau. So với các trẻ bình thường và cùng độ tuổi, cách chơi của trẻ tự kỷ thường đơn điệu, thiếu sự nhập vai và diễn đạt có ý nghĩa (role playing), bởi đa số thường bị cuốn hút vào những vật thể không phải là đồ chơi, và nếu có chơi thì đó chỉ là sự mê mẩn, tự kích với vài bộ phận của một số đồ chơi nào đó, chẳng hạn thích tháo rời bánh xe, quay vòng chong chóng của máy bay ...
Mình nhớ, khi vip còn nhỏ, có nhiều ngày mình và con vào những cửa hàng nổi tiếng ở Quận Cam, California, để mua sắm thật nhiều đồ chơi theo sở thích của nó. Về nhà, vợ mình tuy mừng ra mặt vì con bắt đầu biết nói và biết chơi, nhưng lại trách mình phí tiền, mua nhiều loại đồ chơi vô bổ, có thể gây hại đến sức khỏe của con mình. Vợ mình nói đúng.
A, có lần mình cho con chơi một mình và ra ngoài hút thuốc, lúc trở lại mình thấy thằng bé đang nhai ngon lành mấy chiếc xe nhựa. Sợ quá, mình vội lấy tay moi từng mảnh vụn từ miệng nó, rồi quyết định vất hết những thứ rẻ tiền, made in China ấy vào thùng rác. Kể ra, đó cũng là bài học đầu đời của mình khi dạy con chơi, và nhờ vậy, từ đó mình cẩn thận, biết chọn lựa những loại đồ chơi an toàn, lúc nào cũng kề cạnh và quan sát vip cẩn thận hơn.
“Cần gì phải mua nhiều xe, tầu lửa? Em thấy chơi không cần thiết phải có đồ chơi cho trẻ. Nhiều nhà hàng xóm chơi với con đâu cần nhiều đồ chơi vậy?” Vợ mình luôn nhắc khéo mỗi khi về nhà thấy đồ đạc ngổn ngang. Thú thật, nghe thì nghe, nhưng mình giả điếc, vẫn im lặng cà thẻ tín dụng mua thật nhiều trợ cụ và thực hiện cách dạy con chơi mà học, học mà chơi theo ý định của mình.
Đương nhiên, chơi với trẻ tự kỷ là giúp các em phát triển kỹ năng vận động về vật lý và vận động tinh ( gross and fine motor skills), kỹ năng ngôn ngữ (language skills), kỹ năng giao tiếp xã hội (social skills), biết suy nghĩ và giải quyết vấn đề trong sinh hoạt, học tập. Nhưng mình thấy, trẻ tự kỷ thích chơi và thường gặp khó khăn về cách chơi, kiểu chơi nào đó là chuyện thường tình. Nói cách khác, vip mình và nhiều trẻ tự kỷ có khả năng chơi rất hạn chế, chỉ chơi và chơi hoài với vài thứ quen thuộc, hoặc chơi có tính cách lặp đi lặp lại, không có chủ đích so với những trẻ không bị tự kỷ và cùng độ tuổi hay cấp lớp. Cho nên, các chuyên gia cho rằng điều quan trọng nhất chính là giáo viên, phụ huynh phải hiểu kiểu chơi, cách chơi như thế nào cho phù hợp với khả năng hiện tại của con em (present level of playing skills).
Kiểu chơi (types of play) với trẻ tự kỷ rất đa dạng, tùy vào từng giai đoạn phát triển và bao gồm:
1) Kiểu chơi dựa vào cảm giác (sensory play): Đầu tiên, đừng nản lòng khi thấy trẻ tự kỷ trải nghiệm cảm giác bằng cách nhìn chăm vật thể, nhặt lên rồi nếm, ngửi, quăng ném xuống đất. Vật thể gây sự chú tâm cho trẻ tự kỷ không chỉ là đồ chơi, mà còn là bất cứ những gì trẻ tìm thấy quanh mình.
2) Kiểu chơi tìm hiểu (exploratory play): Thay vì chơi, trẻ tự kỷ chỉ muốn khám phá sự khác lạ của vật thể trên sàn. Ví dụ, trẻ thích bức tóc búp bế, xé nát gấu bông, nhai liếm xe, tầu lửa. Ở giai đoạn nầy, các chuyên gia cho rằng trẻ tự kỷ bắt đầu muốn khám phá sự khác biệt về mầu sắc, hình thể, kích cở của vật thể, và cách hay nhất là phụ huynh nên tạo cơ hội cho trẻ tự kỷ khám phá nhiều điều mới lạ hơn.
3) Kiểu chơi có tác động khi sờ chạm (cause-and-effect play): Một số đồ chơi có thể áp dụng để dạy trẻ tự kỷ biết hành động như thế nào để tạo nên kết quả trẻ mong muốn. Chẳng hạn, trẻ ấn nút thì tầu lửa sẽ rú lên và chạy, hoặc trẻ đè mạnh tay thì hình thú trong hộp sẽ trồi lên, hay trẻ dùng miệng thổi thì bong bóng nước sẽ bay ra trước mặt (bubble blowing). Kiểu chơi nầy dạy trẻ biết hành động và làm chủ tình huống. Người dẫn dắt cần hướng dẫn trẻ điều khiển hay tác động vật thể bằng cách khuyến khích, khen ngợi sự hợp tác của trẻ, rồi dựa vào đó để dạy trẻ biết đòi hỏi sự giúp đỡ hay chờ đợi đến lượt mình. Ví dụ, người lớn làm mẫu một trò chơi, rồi dừng lại, nói trẻ bắt chước làm theo.
4) Kiểu chơi có chủ đích (functional play): Chơi có chủ đích đòi hỏi trẻ phải chơi đúng với ý nghĩa của đồ chơi. Ví dụ: Trẻ tự kỷ đập phone giả xuống sàn thay vì áp phone vào tai vờ nghe alô, hay cắn nát banh nhựa thay vì đá và rượt đuổi. Nếu trẻ tự kỷ chưa biết chơi có chủ đích thì cách hay nhất là người dẫn dắt nên ngồi đối diện, cho trẻ những đồ chơi trẻ thích, và nhập cuộc. Nếu trẻ thích quay vòng bánh xe, hãy lấy chiếc khác lật lại và đẩy chạy trên sàn, miệng giả tiếng “brrm, brrm” để gây sự phấn khích cho trẻ. Nếu trẻ không tỏ ra thích thú hay bắt chước thì lấy tay trẻ đặt lên xe, đẩy đi và nói: “Nè, đẩy xe nè! Xe chạy rồi! Giỏi, giỏi quá!”
Ghi chú: Trẻ tự kỷ phải biết cách chơi có chủ đích và đúng với ý nghĩa của đồ chơi trước khi bước vào những kiểu chơi mới, phứt tạp hơn.
5) Kiểu chơi có tính cách xây dựng (construction play): Đây là giai đoạn trẻ tự kỷ biết lắp ráp hình ảnh (jigsaw puzzles), hình khối (building blocks), hoặc tô mầu, vẽ tranh. Nhiều em tỏ ra có năng khiếu và yêu thích những hoạt động nầy ở gia đình và trong lớp học. Khả năng chơi xây dựng càng cao thì nguy cơ bị khuyết tật trí tuệ đi kèm của trẻ tự kỷ càng thấp. Kiểu chơi nầy có thể là thước đo trí tuệ không bằng lời (nonverbal IQ) rất đáng tin cậy.
Mình nhớ, khi vip được 3 tuổi rưỡi, nhờ vào sự quan sát và biết vip có sở thích ráp hình, xây hình khối trên sàn nên mỗi ngày mình cố gắng dạy vip mầu sắc, số đếm bằng xe, tầu lửa, rồi dạy vip đọc và nhận dạng những từ vựng đơn giản, rồi ráp thành câu bằng những hộp chữ có sẵn khuôn và hình ảnh đi kèm. Mình khá thành công qua lối chơi nầy với vip.
6) Kiểu chơi đòi hỏi sự vận động chân tay (physical play): Lên xuống cầu thang, chạy nhảy, đi xe đạp, chơi đùa ngoài trời như ném banh, xích đu, cầu tuột có thể giúp trẻ phát triển cơ bắp lớn. Vì vậy, lúc vip còn nhỏ, ngoài những giờ học tập và sinh hoạt ở trường, mỗi chiều mình dẫn vip ra công viên gần nhà cho vip leo trèo vách đá, đu dây, ném banh. Có điều vip mình thích chơi lẻ loi, không thích hòa đồng với những trẻ hàng xóm.
7) Kiểu chơi giả vờ (pretend play): Cho gấu bông ăn, cởi ngựa, lái xe, mặc áo quần đóng vai người hùng, làm cảnh sát, thủy thủ là những trò chơi cần sự nhập vai và giàu tưởng tượng (role playing). Khác với những trẻ bình thường, chơi giả vờ là kiểu chơi khó nhất đối với trẻ tự kỷ. Tuy nhiên, người hướng dẫn có thể dùng hình ảnh và phân đoạn trò chơi thành từng bước nhỏ dễ hiểu để dạy trẻ tự kỷ phát triển thêm những kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp xã hội.
Mình thấy hầu hết các trẻ tự kỷ, nói được hay không nói được, đều gặp khó khăn khi học cách chơi giả vờ ở các lớp nhà trẻ. Vip mình cũng không ngoại lệ.
8) Kiểu chơi nhập cuộc, giao tiếp xã hội (social play): Mặc dù người hướng dẫn có thể đánh giá khà năng chơi của trẻ tự kỷ ở mức độ hay còn hạn chế trong giai đoạn nào đó, vấn đề tạo điều kiện, khuyến khích trẻ tự kỷ hợp tác và chơi theo từng nhóm nhỏ là điều rất khó thực hiện, bởi vì trẻ tự kỷ có khuynh hướng chơi một mình (playing alone or solitary play), hoặc chơi song hàng nhưng không nhập cuộc (playing alongside or parallel play). Điều nầy có thành công hay không còn tùy thuộc vào kinh nghiệm của người dẫn dắt, nhất là khả năng giao tiếp, thích hòa đồng của con em. Mình nghĩ vậy.
9) Kiểu chơi có tính cách chia sẻ (associative play): Vip mình là con một. Cho nên, mình gặp nhiều trở ngại khi dạy con phải biết chia sẻ đồ chơi của mình với những trẻ thuộc họ hàng. Con nít mà. Chia sẻ đồ chơi cho nhau là điều rất khó. Nhưng mình thấy ở trường, các giáo viên thường tập cho trẻ biết nhường nhịn và chờ đợi đến lượt mình bằng những trò chơi đánh đu, cầu tuột, đi xe đạp và chuyển đổi kiểu xe cho nhau. Kết quả là họ khá thành công, các bạn ạ.
10) Kiểu chơi có tính cách hợp tác và tuân theo qui luật (cooperative play): Cách chơi nầy đòi hỏi trẻ tự kỷ phải có sự phát triển về khả năng ngôn ngữ một cách tương đối so với các trẻ bình thường. Ở trường, mình thấy các trẻ tự kỷ gặp nhiều trở ngại khi cùng nhau xây các tòa nhà cát (sand castles), chơi đếm số trốn tìm, cùng nhau nhặt bi, sỏi mầu. Vip mình không thích những hoạt động nầy và luôn né tránh. Mãi đến khi vip vào lớp 1, tình cờ mình khám phá vip thích đổ xí ngầu, chơi đá cá ngựa, và bài tiến lên. Vậy là mình theo đó để dạy con hiểu luật lệ, biết chờ đợi đến lượt mình, chấp nhận thắng và thua không cay cú. Sau nầy, hể thấy mẹ về nhà là vip rủ mẹ chơi bài hoặc đá cá ngựa. Chỉ tội là nhiều khi mệt quá, mẹ chẳng thèm chơi, muốn … bán độ qua mình.
Vài dòng về những kiểu chơi và dạy trẻ tự kỷ ở gia đình
Chơi và dạy trẻ tự kỷ đòi hỏi sự kiên trì, kể cả sự tốn kém, hy sinh rất nhiều về thời gian và tiền bạc. Sự sàng lọc trợ cụ, cân nhắc sự an toàn, biết dựa vào sở thích cuốn hút cá biệt, tạo nên hứng khởi qua những giáo án nho nhỏ hằng ngày ở gia đình là những yếu tố cần thiết giúp trẻ tự kỷ chơi mà học, học mà chơi có hiệu quả nhất.
Love will find a way …
Ghi nhận từ trò chơi https://m.facebook.com/notes/nh-mlg/ghi-nh%E1%BA%ADn-k%E1%BA%BFt-qu%E1%BA%A3-t%E1%BB%AB-vi%E1%BB%87c-ch%C6%A1i-tr%C3%B2-ch%C6%A1i-tr%C3%AD-tu%E1%BB%87/431264180264771/
Video Hà My chơi trò chơi Lük và miniLük, trò chơi ở trên bàn: https://www.youtube.com/watch?v=72VJpJrCuEY&feature=youtu.be
Nhân ngày Thế giới nhận biết chứng tự kỷ, mình tâm huyết gửi tặng các cha mẹ có con tự kỉ bài chia sẻ này.
Sau chục năm trên chặng đường đồng hành cùng đứa con tự kỷ, tới hôm nay, mình tự tin chia sẻ với các bạn một trong những phương pháp, một con đường mà mình tự tìm ra, có thể giúp kiểm soát được hành vi của đứa con tự kỷ và giúp nó trở nên bận rộn trong vui vẻ, suốt quãng đời còn lại. ĐÓ LÀ DẠY CON CHƠI!
``Tưởng gì, mẹ ấy nói như đúng rồi! Các mẹ nhỉ``.
Không đâu, ngày của dăm năm về trước, trên trang web tretuky.com, mẹ ấy chỉ chia sẻ những bài học với mục đich ngắn hạn rằng con không biết chơi, con thờ ơ với đồ chơi thì phải dạy con chơi, chứ mẹ ấy chưa bao giờ dám nghĩ học chơi như thế để có một kết quả xa đến vậy.
Bức ảnh này chỉ là một trong những trò chơi trong hàng triệu thứ trò chơi mà các bạn có thể tìm tòi hoặc sáng tạo ra.
Bạn có thể trải qua cảm giác nản lòng giống như mình, cũng có thể sẽ trải qua suy nghĩ: Có cần thiết day con chơi đến thế không? Hay là còn bao kiến thức quan trọng hơn con chưa biết? Chơi có quan trọng đến thế không, khi mà chơi lại là một kĩ năng quá xa xỉ với một đứa trẻ tự kỷ điển hình?
Vào thời điểm ấy, mẹ ấy đương nhiên không thể có niềm tin để mạnh mẽ hô hào như bây giờ, khi mà dạy chính đứa con của mình chơi, bằng những trò chơi tuyệt vời như thế mà nó vẫn ngô nghê, ngớ ngẩn, lạc lõng giữa trò chơi qua nhiều năm tháng.
Nhưng mẹ ấy KHÔNG NGỪNG, chứ đừng nói tới lùi bước.
Con của mẹ ấy mãi mãi là tự kỷ điển hình. Vẫn lăng xăng, nói năng linh tinh, nhưng đã có một cuộc sống tràn đầy ý nghĩa. Dù với trí tuệ khiêm tốn, xém tí thì được mức trung bình, nhưng bạn ấy có thể đọc tốt và viết được 3 ngôn ngữ (Việt, Đức, Anh), có thể nói câu rất đơn giản với hai ngôn ngữ (Việt, Đức). Ngoài giờ học ra, thì bạn ấy chẳng biết làm gì ngoài việc tay cầm giấy, liếm, xé cho nó vụn ra, hoặc là chơi xà phòng, đã lắm chứ bộ. Nhưng mà bạn ấy đã bị nhiều thứ hơi xa xỉ cuốn phăng quãng thời gian liếm giấy mới lị đánh bọt xà phòng. Nào là nấu ăn, rồi thì vẽ, đàn, nghe nhạc, đọc sách, tập sport và đặc biệt là chơi các trò chơi trí tuệ.
Bạn ấy có thể chơi một mình hết trò này sang trò khác một cách vui vẻ tới vài tiếng. Ví dụ như các trò: Bambino Lük, miniLük, Lük, Follogo, Heinervetter training, Calcufix, … với vô số trò chơi chất cao trong cái tủ rộng 1,5 x 2mét. Nhà bạn ấy không có chỗ để kê đồ trang trí, bởi xung quanh chỉ toàn đồ chơi với đồ học dành cho ba chị em.
Trò chơi nhóm mà các em của bạn ấy thích nhất là chơi chung cùng bố mẹ. Thế rồi một ngày kia, các em của bạn ấy vui vẻ ngồi chơi chung với chị. Còn bạn ấy thì tuy chưa biết reo hò khi chiến thắng nhưng mà đã biết chơi và nhất định là ngồi chơi, có đuổi cũng không đi. Ví dụ như trò cá ngựa, 4 trò chơi đầu tiên dành cho trẻ, vân vân …
Chốt lại, cảm hứng của cái bài này, là bởi vì nàng ấy ngoan quá cơ, cứ răm rắp nhìn lịch hoạt động từ sáng tới tối, tự giác thực hiện, không bỏ qua việc nào. Bố bạn ấy vui vì thế. Và hôm nay thì bạn ấy ngồi chơi trò chơi trí tuệ 2 tiếng, với lại chơi cá ngựa cùng cả gia đình những hơn 1 tiếng. Đúng ngày sinh nhật mẹ, bạn ấy âm thầm chui vào phòng, xếp hạt, tạo một bông hoa, chẳng nói gì cả, đưa vào tay mẹ. Đâu cần con phải nói ra, mẹ vẫn hiểu và reo vui, cảm ơn bạn ấy! (Mẹ thông minh nên hiểu được con, My nhỉ!)
Hãy là những bà mẹ thông thái và kiên trì của con mình, các mẹ nhé!
Chúc sự kiện của chúng ta thành công rực rỡ!
6-4-2016
Hướng dẫn trò chơi Rummi Kub - Trò chơi theo nhóm từ 2 đến 4 người
TRÒ CHƠI TRÍ TUỆ LÀ MỘT TRONG NHỮNG BÀI HỌC TUYỆT VỜI ĐỂ DẠY TRẺ TỰ KỶ CŨNG NHƯ TRẺ BÌNH THƯỜNG KHÁC.
ĐỂ ĐẾN ĐƯỢC VỚI TRÒ CHƠI TRÍ TUỆ THEO NHÓM, ĐỨA TRẺ CẦN CÓ NHỮNG KĨ NĂNG:
- Kiến thức phù hợp với trò chơi (ví dụ trò chơi này thì kiến thức toán là tầm trẻ 5 tuổi, biết đếm, biết chắc quy luật dãy số tiến, biết số bằng nhau, biết màu giống nhau, màu khác nhau, biết vị trí bên trái, bên phải, ở giữa)
- Kĩ năng tương tác xã hội; biết luân phiên, chờ đợi, .... Với trẻ tự kỷ thì điều này rất kém. Nhưng nó cũng tự trưởng thành theo thời gian.
- Kĩ năng chơi trò chơi: Biết thao tác, biết luật chơi, biết tư duy ... Điều này mình nhận ra là HM của mình học qua các trò chơi TRÍ TUỆ MỘT MÌNH trước, và các hoạt động làm việc nhóm ở nhà và ở trường.
Trò chơi này dành cho trẻ bình thường từ 5 tuổi trở lên và VIP khá. Tuy nhiên, cho dù HM ko có trí tuệ thông minh nhưng do con được rèn kĩ năng chơi trò chơi trí tuệ nhiều năm qua, nên đã hiểu đúng luật chơi trò Sudoku và chơi được đến mức 5x5, 6x6 ô. Còn bây giờ thì đang học chơi trò Rummi Kub này với gia đình. Các em và mẹ thì mê trò này lắm, còn HM thì đã hiểu được luật chơi khoảng 50% rồi.
Các mẹ quan tâm thì đọc kĩ một chút ảnh này, hay cực luôn.
Nó pha trộn giữa tá lả với tiến lên, ... nhưng nó là những mảnh nhựa nhỏ, và có khay đựng số, các con ko phải xòe trên tay, rất dễ quan sát và theo bài, từ 20 phút đến 1 tiếng mới hết 1 ván. Mình tin là sẽ dạy HM thành công được trò này. Ngày nào cũng chơi 1 lần đấy.
Mình giới thiệu với các cha mẹ VIP vì sự hay ho của nó, và một phần nữa là giá của nó rất hơp lý, nên có thể biến những lý thuyết mà mình viết ở đây, thành hiện thực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét