Mấy loại nước rửa tay, tràm trà có gì
1. Cồn 70 mới diệt khuẩn. Trộn gel nha đam vào cồn vừa giảm nồng độ cồn, vừa làm đống bầy hầy không tan.
Xem lại chi tiết
2. Cồn làm rất khô da. Mà giữa dịch thì giữ mạng quan trọng hơn khô nha. Vì thế, quan điểm cá nhân là: dùng cồn tối thiểu 70 để rửa tay, rồi dùng handcream dưỡng lại.
Nhớ xử lý bao bì handcream vệ sinh an toàn.
3. Đi gym nhớ lấy cồn rửa tạ, máy, băng ghế, dây, thảm.
Cồn là rẻ nhất rồi.
4. Cồn có làm khô da, nhưng cồn còn có tác dụng làm các dưỡng chất thấm vào da (penetration enhancer).
Trong các công nghệ penetration enhancing, cồn là đơn giản lắm rồi.
Mấy công nghệ kia thì nghe hi-tech lắm: bóp phân tử nhỏ lại (microencapsulation), bọc phân tử trong chất béo (liposome) để len lỏi vào giữa thành tế bào. Mấy công nghệ này đắt.
Còn những thứ thường láo nhiều hơn thật:
* Bóp phân tử nhỏ lại cỡ nano
* Bóp phân tử collagen nhỏ lại đủ để thấm, là phải bóp từ 18,000 Dalton xuống còn 500 Dalton, công nghệ giờ chưa đáp ứng đâu.
5. Tinh dầu tràm Melaleuca có diệt khuẩn; nguồn: Sở Y Tế.
https://news.zing.vn/so-y-te-tphcm-neu-sang-kien-ngua-virus-corona-bang-tinh-dau-tram-post1043304.html
Có diệt tới virus không thì không biết.
Ngoài ra, tràm có trị mụn.
Các tinh dầu làm da nhạy cảm bị kích ứng: quế, bạc hà.
Tràm có làm khô, nên phải quất humectant vào bù lại.
6. Chanh để uống ok. Cho chanh trực tiếp lên da hay khẩu trang thì coi chừng Citric acid cào mặt.
Lý do: ruột không phải da, còn muốn ruột để ngoài da thì tuỳ.
7. Về diệt khuẩn thì có thể dùng BHA, AHA, PHA để khử mùi hôi cơ thể (deodorant), làm mịn da body.
a. AHA phù hợp làm khử mùi
Ngoài ra, AHA còn là humectant.
Estée Lauder Deciem The Ordinary Glycolic Acid 7 toning solution
Lý do phù hợp: nhẹ, rẻ, texture chỉ là nước, ít gây kích ứng mạnh.
b. BHA phù hợp làm khử mùi
Aveda botanical kinetics hydrating lotion
Lý do phù hợp: nhẹ, texture chỉ là nước, ít gây kích ứng mạnh, thơm.
Đừng để chữ 'botanical' đánh lừa nhé, Salicylic acid đó.
8. Về nước rửa tay
Trải nghiệm OCD là dạng xịt ngon hơn gel.
9. Bạc
Tốt: Có khử vi khuẩn. Không biết có khử đến virus không.
Nói trước là các nghi ngại sau không phải để phá đám gì cả. Đơn thuần là đọc thấy rồi liệt kê lại nghiên cứu y chang.
Lưu ý là cách dùng khác nhau ra hiệu quả khác nhau. Nếu nghiên cứu là trên da và những nơi sản xuất bạc bảo xịt/rưới lên khẩu trang, thì khác nhau ạ.
Các nghi ngại
* Bạc độc. Hại thận, hại thai nhi.
Nguồn: Fung & Bowen 1996, Silver products for medical indications: risk-benefit assessment
* Lên da lành lặn không đến nỗi. Lên da có trầy xước là có thể tổn thương tế bào và DNA.
Nguồn: Samberg et al 2010, Evaluation of Silver Nanoparticle Toxicity in Skin in Vivo and Keratinocytes in Vitro
* Làm da xỉn màu thành xanh xám.
Nguồn: CDC 1999.
* Tốc độ khử trùng hơi chậm.
Nguồn:
Storm-Versloot et al 2010, Topical silver for preventing wound infection
Atiyeh et al 2006, Effect of silver on burn wound infection control and healing:Review of the literature
Fung & Bowen 1996
* Có thể có dị ứng.
Nguồn: Lansdown 2006, Silver in Health Care: Antimicrobial Effects and Safety in Use
* Bạc là kim loại cơ thể không cần.
Nguồn: trung tâm ung thư Memorial Sloan Kettering
Lưu ý lại nữa là những nghi ngại trên chủ yếu là do trực tiếp lên da. Còn xịt lên khẩu trang thì chưa đọc nghiên cứu nên chưa đưa kết luận gì.
10. Khẩu trang là để ngăn mình không bắn dịch vào lỗ đứa khác.
Để ngăn dịch đứa khác bắn vào mình.
Thế thì tăng khả năng chống dịch lỏng thì tốt.
Loại xịt, rưới nào tăng khả năng chống dịch lỏng của mặt ngoài khẩu trang?
Như thường lệ, review thôi, không bán. Cũng không muốn phá game trong lúc các bạn đang hăng say làm sản phẩm chống Corona ạ.
Nguồn nghiên cứu
https://www.karger.com/Article/Abstract/93928
https://www.cochranelibrary.com/cdsr/doi/10.1002/14651858.CD006478.pub2/abstract
https://cmapspublic3.ihmc.us/rid=1J2LQ1265-1DFQC1W-TTL/2MAIN_Effect%20of%20silver%20on%20burn%20wound%20infection%20control%20and%20healing_review%20of%20the%20literature.pdf
http://mathsci.free.fr/toxic.pdf
www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2854771/
https://www.mskcc.org/cancer-care/integrative-medicine/herbs/colloidal-silver
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/8632503
https://www.atsdr.cdc.gov/toxfaqs/tf.asp?id=538&tid=97
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét