Thứ Hai, 21 tháng 10, 2019

Mọi thứ về Tự kỷ

Không biết các bố mẹ được gặp giáo sư Connie Kasari hồi cuối tháng 5 đã hỏi gì bà.  Còn nhóm mình đã nhờ bà gợi ý một số chương trình can thiệp hiệu quả cho các giai đoạn khác nhau.  

Xin nói rõ thêm là giáo sư Kasari là người làm nghiên cứu đầu ngành về tự kỷ ở Mỹ nên bà nghiên cứu, cập nhật, tìm hiểu về tất cả các trường phái can thiệp, và không có xung đột lợi ích với bất kỳ trường phái can thiệp nào (ví dụ mở dịch vụ can thiệp hay tập huấn theo một trường phái nào đó).  Vì thế mình rất tin tưởng tính khoa học và khách quan trong lời tư vấn của bà.  

Và đây là một số phương pháp bà kể ra:

* CAN THIỆP SỚM: 
- Về giao tiếp và tương tác xã hội: 
các phương pháp ABA cấp tiến như PRT, ESDM, JASPER.  Các phương pháp này đều có sự hòa hợp nhất định giữa trường phái hành vi và phát triển.

* TUỔI ĐI HỌC: 
- Về tương tác xã hội: 
  + Can thiệp thông qua bạn bè: Remaking the Recess là một trong số các ứng dụng 
  + Cognitive Behavior Therapy (CBT) nếu trẻ có nhận thức tốt: UCLA PEERS và Social Thinking
- Về khả năng tổ chức sắp xếp công việc (Executive Function): Unstuck and On target: An Executive Function Curriculum to Improve Flexibility for Children with Autism Spectrum Disorders, Research Edition
- Về đọc hiểu: Visualizing and Verbalizing

Rất tiếc là các chương trình này chưa có nhiều tài liệu bằng tiếng Việt.  

Cá nhân mình thì đã đọc tài liệu và tham dự khóa tập huấn liên quan.  Mình thấy tài liệu của họ rất rõ ràng, dễ hiểu.


Chọn lựa PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP cho con là một quá trình khó khăn, có lẽ phụ huynh nào cũng từng trải qua. Mình trao đổi với các phụ huynh tại các buổi hội thảo thì thấy có rất nhiều phương án khác nhau. Chi tiết bài viết: https://theaworldvn.blogspot.com/2019/09/cac-yeu-to-tien-luong-su-thanh-cong-cua.html

GS Phil Reeds đã dày công tổng hợp các nghiên cứu từ 40 năm nay, để chỉ ra các yếu tố tiên lượng của 4 nhóm phương pháp can thiệp. 

1. Can thiệp hành vi toàn diện (Comprehensive Behavioural Interventions). Đây là nhóm tin vào ABA. Các chương trình can thiệp trong nhóm này là EIBI (Lovaas hoặc AVB¹). Phụ huynh trong nhóm này thường chọn chương trình can thiệp toàn thời gian (30 - 40 giờ/tuần) tại trung tâm. Link: 


2. Các kỹ thuật thay đổi môi trường dạy học (Teaching Environment Modification Techniques). Các phương pháp này thường được áp dụng trong các môi trường khác nhau (nhà trường, gia đình, trung tâm bảo trợ,...), có chia sẻ nhiều kỹ thuật và phương pháp với ABA (behavior) và phương pháp can thiệp dựa vào các chặn phát triển (development). Mô hình nổi tiếng của nhóm này là TEACCH và LEAP. Các mô hình này, ngay tại Hoa Kỳ, cũng chưa phổ biến, mặc dù chất lượng đã được kiểm chứng². Link: https://theaworldvn.blogspot.com/2019/10/cac-yeu-to-tien-luong-su-thanh-cong-cua.html

3. Các mô hình can thiệp dựa vào phụ huynh và các chặn phát triển (Developmental and Parent‐Mediated Treatment Models). Các chương trình này phối hợp các chiến lược can thiệp ABA có bằng chứng khoa học với nhau, hoặc kết hợp chúng với các triết lý can thiệp khác chưa có đủ bằng chứng khoa học. Chúng ta hay nghe tới ESDM, SCERTS, DIR-Floortime, More than words, Options-Son-Rise,... Các phụ huynh trong nhóm này tin rằng một can thiệp tốt nhất nên được tiến hành trong môi trường tự nhiên, tại nhà, so cha mẹ làm can thiệp chính,...

4. Can thiệp phối hợp (Eclectic Interventions). Nhiều phụ huynh cho con theo đuổi nhiều chương trình khác nhau cùng lúc. Ở trung tâm nơi con mình theo học, có phụ huynh cho con học ABA nửa ngày (cô nói ABA giúp bé có nhiều kỹ năng, giảm hành vi nhanh chóng), sau đó cho bé theo học play therapy (cô biết chơi nhập vai - pretend games - sẽ giúp bé mau tiến bộ về ngôn ngữ), ngoài ra bé còn học music therapy, các chương trình chuyên sâu về giao tiếp xã hội của các nhà ngữ âm trị liệu. Tổng số giờ học của bé 1 tuần là 47 giờ, cao hơn bất kỳ chương trình EIBI nào mình từng biết.




Linh Đào
🧐📖📚Đang đọc Cirricula for teaching students with autism spectrum disorder 📚📖🧐
Mình nhớ có người từng như điện giật khi mình nói mình áp dụng ABA vào cuộc sống hàng ngày, điều mà mình thấy dù bạn không muốn cũng vẫn xảy ra vì đó là khoa học tổng kết về hành vi thông thường của con người. Ví dụ sếp muốn nhân viên yêu công việc thì phải có những “phần thưởng” cho họ. Phần thưởng có thể là lương, cơ hội đào tạo, được đi du lịch, được đồng nghiệp công nhận hay văn hoá công ty hoặc có liên quan đến sở thích hay sở trường của nhân viên. Hóa ra việc lẫn lộn DTT với ABA không chỉ diễn ra ở VN, mà ở mọi nơi trên thế giới.
"ABA thường bị dùng như là tương đường với DTT hay EIBI. ABA cũng hay bị hiểu sai thành một kỹ thuật can thiệp cụ thể. ABA là một tập hợp các nguyên tắc và quy trình, nó có nhiều ứng dụng mà DTT là một trong số đó."
Tác giả cũng nói là các chiến lược giáo dục tâm lý cho trẻ tự kỷ hiện nay thường kết hợp cả trường phái hành vi, phát triển và nhận thức (behavorial, developmental and cognitive approaches).

Tin vui
Trong hình ảnh có thể có: văn bản

Linh Đào Con mình qua giai đoạn này rồi, giờ con dùng nhiều các pp thiên về Cognitive Approach hơn bạn à. Mình đăng cho các bố mẹ khác tham khảo thôi


Harry Le: ABA là nguyên lý chung. ABA mà mình hay nghĩ tới (ngồi bàn, trẻ làm theo therapist) là DTT. PRT cũng là ABA, nhưng để trẻ dẫn dắt khi trị liệu. PRT đứng một mình cũng là một phương pháp can thiệp toàn diện, nhưng PRT rất hay được tích hợp vào các chương trình DTT, và nổi tiếng nhất là được "cài" vô ESDM.

Em thấy hình dưới đây mình họa khá rõ cái hay của PRT và vì sao can thiệp nào mà dùng mội trường tự nhiên thì đều có thể tích hợp PRT vào dễ dàng.


ABA, ESDM và EIBI: https://theaworldvn.blogspot.com/2019/07/cung-oc-sach-esdm-1-vai-tro-cua-phuong.html

Sách textbox


Em nói chuyện với BCBA rùi, she nói kết hợp đủ hết, behavioral + natural + developmental, thì em bé mới chịu nổi chớ không nó bỏ học kaka
Tiếng Việt của sách trên https://sites.google.com/view/the-a-world/

Jasper manual của UCLA, Thuong Ho said  vào youtube thấy ngay vì họ rất cởi mở về thông tin. Từ khoá là "Connie Kasari UCLA" ạ



Chia sẻ from Harry Le

1. Bạn phải cho bé đi khám ở 1 bs giỏi, bài bản về tự kỷ để được xác định độ nặng, điểm Vineland3 (dể theo dõi hiệu quả can thiệp). Bs giỏi thường có tâm và biết nhiều dịch vụ tốt để tư vấn cho bạn.

2. Trong khi chờ đợi. Con bạn đang trong thời gian vàng, não của bé dễ phục hồi. Bạn cần :

2.1 Dùng 1 phương pháp can thiệp phù hợp: bài bản, toàn diện, rẻ, có bản tiếng Việt, có người đào tạo. Mình đề nghị dùng ESDM (bằng chứng tốt), hoặc More than words.
Mình còn cho con mình học ABA/Vb.

2.2 Tăng giờ can thiệp lên: tổng thời gian cô và bố mẹ tương tác với bé phải từ 35 giờ - 40 giờ/tuần mới hiệu quả.

3. Khám bs giỏi, tử tế xong thì bác ấy nói sao mình làm vậy. Nhớ hỏi bs sau bao lâu tái khám, làm lại tests, để coi mức tiến bộ.

Trả lời câu này rất dễ bị vu oan là quảng cáo, mặc dù mình ở Mỹ chả có liên quan gì. Nhưng ở Saigon thì mình biết bác Phan Thiệu Xuân Giang. Hà Nội có bác Công Trần: https://www.facebook.com/congvtran

Ibox Nguyen hoang anh de có sdt bs Giang


Các phụ huynh hay đọc facebooker/blogger chuyên về tự kỷ nào? Mình hay đọc blog Michael's Mum, chủ blog là một luật sư người Sydney, Úc. Con trai cô, Michael là một cậu bé tự kỷ độ 3, không có ngôn ngữ, IQ rất thấp. Nhưng blog của cô lúc nào cũng có chút hài hước nhẹ nhàng, những thông tin về tự kỷ rất thiết thực. Đây là một trong những người đã khiến mình phải tìm hiểu về ABA và đưa con mình vào chương trình can thiệp tích cực EIBI/AVB.
http://www.michaelsmum.com/our-experiences-with-therapy-methods-for-our-severely-autistic-5-year-old/?fbclid=IwAR3zxuruVPSn3AlJPnffZE7plriDPX2cy8DqsZilU40IXGd5QnoLpahfJ4E


#can thiệp


Early Start Denver Model - Sally Rogers, Ph.D  (tac gia cua ESDM) 
Xem 20:10-23:05 có minh hoạ can thiệp; 29:45- 35: 00 để thấy trẻ tiến triển như thế nào. 
Về tiếng Anh, bạn nào trong ngành mà còn kẹt thì alo, inbox một tiếng nhé, đầu tháng 01 có các nhóm Online về Basic lẫn chuyên ngành Mental & Behavioral Health (7 phần học bổng).

Học, có nhiều con đường, dành một chút thời gian để có một công cụ.


Source:  https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1348432361870808&id=100001121701518


Autism Intervention research network on Behaviour qua gioi thiệu của Linh Đào 



Không biết các bố mẹ được gặp giáo sư Connie Kasari hồi cuối tháng 5 đã hỏi gì bà.  Còn nhóm mình đã nhờ bà gợi ý một số chương trình can thiệp hiệu quả cho các giai đoạn khác nhau.   


Xin nói rõ thêm là giáo sư Kasari là người làm nghiên cứu đầu ngành về tự kỷ ở Mỹ nên bà nghiên cứu, cập nhật, tìm hiểu về tất cả các trường phái can thiệp, và không có xung đột lợi ích với bất kỳ trường phái can thiệp nào (ví dụ mở dịch vụ can thiệp hay tập huấn theo một trường phái nào đó).  Vì thế mình rất tin tưởng tính khoa học và khách quan trong lời tư vấn của bà.   


Và đây là một số phương pháp bà kể ra: 


* CAN THIỆP SỚM:  

- Về giao tiếp và tương tác xã hội:  

các phương pháp ABA cấp tiến như PRT, ESDM, JASPER.  Các phương pháp này đều có sự hòa hợp nhất định giữa trường phái hành vi và phát triển. 


* TUỔI ĐI HỌC:  

- Về tương tác xã hội:  

  + Can thiệp thông qua bạn bè: Remaking the Recess là một trong số các ứng dụng  

  + Cognitive Behavior Therapy (CBT) nếu trẻ có nhận thức tốt: UCLA PEERS và Social Thinking 

- Về khả năng tổ chức sắp xếp công việc (Executive Function): Unstuck and On target: An Executive Function Curriculum to Improve Flexibility for Children with Autism Spectrum Disorders, Research Edition 

- Về đọc hiểu: Visualizing and Verbalizing 


Rất tiếc là các chương trình này chưa có nhiều tài liệu bằng tiếng Việt.   


Cá nhân mình thì đã đọc tài liệu và tham dự khóa tập huấn liên quan.  Mình thấy tài liệu của họ rất rõ ràng, dễ hiểu. 



#jasper #social thinking #ABA cấp tiến #executive funtion 


Harry Le fb: PEAK và ACT

Vẫn là ABA, vần toàn diện nhưng PEAK có mấy cái hay:

- Không dừng ở 4 tuổi.
- Tập trung vào phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Có thể bắt đầu từ 18 tháng, hoặc nếu trẻ đã có nền tảng vững rồi càng tốt.
- Post-Skinnerian dựa vào RFT. Họ nói PEAK không dạy kiểu What to learn but How to learn, cover đủ thứ từ covert, theory of mind.
- Bằng chứng hiện nay rất tốt. Đến Mark Sundberg cũng có bài phân tích về PEAK rất chi tiết.

Em thấy PEAK bổ sung chỗ thiếu của VB MAPP, mà triết lý của họ cũng get along với Social Thinking nữa. Em cứ nghĩ cảnh kiếm ra chỗ dạy 2 món này cho thằng nhỏ thì quá sướng hihi

Em tàu ngầm nhiều group của BCBA thì thấy mọi người suggest xài PEAK nhiều lắm. Nhưng họ nói nó không structured như VB MAPP nên không tự học được mà phải lấy lớp. Nhưng phải nói ngay VB MAPP quá tuyệt vời, không có cái nền do VB MAPP xây thì không mơ mộng gì được.

Comments: Bên Úc thì họ có dùng Peers, cho các em khoảng từ 13 tuổi đổ lên...hình như nhỏ hơn thì tuỳ bé mà dùng cái gì.
Ừ, các psychologist hay cùng nhau dùng. Nhỏ hơn nữa thì họ có dùng Secret Agents ( game based) để tăng social skills. 
Secret Agents Society (SAS)? Nếu vậy thì đúng là đồ tốt rồi

Source: https://sites.google.com/site/nuoicontuky/chung-song-voi-tu-ky/chung-toi-co-the-giup-gi/tu-van-truc-tuyen/chiasetrainghiemcanhanvecanthiepsom/can-thiep-nhu-the-nao

Để chon cách can thiệp nào, theo mình nên xem xét xem Mục tiêu của chương trình có giúp con LINH HOẠT hơn theo NGỮ CẢNH không. 
Có chương trình tuy không nói hẳn ra mục tiêu này, nhưng khi xem đến phần thực hiện, bạn sẽ thấy đây là điểm mạnh của chương trình.
Ví dụ:
ABA/VB mục tiêu không đề cập rõ là linh hoạt, nhưng khi dạy ngôn ngữ, chương trình luôn chú trọng sau khi dạy trẻ ngữ nghĩa (ghép tranh con chó với chữ con chó, với lời nói của cô) thì luyện cho trẻ sử dung từ đó vào nhiều chức năng khác nhau của ngôn ngữ (xin ảnh con chó, xin bánh hình con chó, chỉ cho cô xem tranh con chó, hỏi cô đó có phải con chó không...).  Như vậy họ cũng giải quyết vấn đề linh hoạt ở một chừng mực nào đó.
RDI thì nói rất rõ là tập trung vào luyện sự linh hoạt.
Floortime tuy không nói rõ là luyện linh hoạt nhưng luôn lựa theo sự khác biệt cá nhân, và làm theo dẫn dắt của trẻ để phát triển tình cảm và giao lưu, chơi đùa.  Như vậy trọng tâm của họ cũng là linh hoạt.
Flashcard của Glenn Doman: nếu bạn dung flashcard theo hướng dạy nghĩa của từ thì chắc chắn là trọng tâm của chương trình không hề là linh hoạt, bạn có đồng ý với mình không?
PRT là phương pháp có nền tang lâu nhất thì nói rõ những kỹ năng then chốt được luyện là 1. Động lực giao tiếp 2. Phản ứng với nhiều tín hiệu  3. Tự làm chủ bản thân  4. Chủ động khởi xướng.  Như vậy phần linh hoạt cũng được chú trọng. 
Hơn cả lời nói (More than words): dạy con ngôn ngữ, giao tiếp và chơi, nên cũng là tập trung vào luyện linh hoạt.
Hoạt động âm nhạc: nếu chỉ là dạy cho con biết nốt nhạc và đánh đàn thì trọng tâm không phải là linh hoạt.  Nhưng nếu cho con tự thể hiện hình thể theo âm nhạc thì có luyện cho con tính linh hoạt.
TEACCH: là cấu trúc lại môi trường học và làm việc để người tự kỷ có thể độc lập thực hiện các công việc.  Theo mình chương trình này trọng tâm là tự lập nhiều hơn là linh hoạt.  Mình sẽ áp dụng một phần nào của TEACCH chứ sẽ không theo mỗi TEACCH vì lý do này.
Chương trình dạy bé biết đọc sớm: là dạy con biết giải mã ký tự.  Theo mình thì chỉ cung cấp kiến thức nền cho con, chứ không trực tiếp giải quyết chuyện linh hoạt.
Chế độ ăn kiêng bột mỳ và sữa: vì cho rang hai loại thực phẩm này làm trẻ dị ứng, có hành vi không thích ứng.  Rõ rang trọng tâm của cách can thiệp này không phải là linh hoạt, mình sẽ không coi đây là phương pháp can thiệp duy nhất cho con.

Chưa bàn đến cách thức thực hiện của các chương trình trên, đọc mục tiêu của chương trình, ta đã biết nó có tập trung vào khó khăn cốt lõi của tự kỷ hay không.

Can thiệp như thế nào?

Sau khi đã xác định ưu tiên can thiệp vào khả năng xử lý thông tin LINH HOẠT hơn theo NGỮ CẢNHbạn hãy xem xem chương trình can thiệp cho con như thế nào.
 
1. Theo mình, một chương trình dựa theo đặc điểm riêng của con là chương trình dễ thành công hơn.
Ví dụ, con mình có đặc điểm riêng là rất mất tập trung, thời gian tập trung rất ngắn, thích điều khiển mọi người và mọi thông tin đều thích quy thành một quy luật cứng nhắc. Con thường rất bất ổn khi phải làm theo ý người khác, con chỉ thích mọi người làm theo ý con. Con luôn sợ thử cái mới, lần đầu bao giờ cũng quan sát chứ không hưởng ứng theo ngay.  Con học qua hình ảnh rất tốt.  Con hiểu lời nói rất chậm. 
Mình đã từng cho con theo chương trình ABA/VB.  Chương trình này có xem xét mức độ phát triển của riêng con (qua bảng đánh giá ABLLS), có dùng những thứ con thích để củng cố hành vi tốt cho con theo kiểu ABA.  Chương trình làm theo kiểu DTT, là các nội dung học được thái nhỏ ra, nên có phù hợp với khả năng tập trung vốn rất ngắn của con. Trong suốt quá trình theo ABA/VB mình sử dụng rất nhiều ảnh nên con tiếp thu nhanh và nhớ lâu hơn. Tuy nhiên, chương trình này không xem xét cách xử lý thông tin đặc biệt của con đã kể trên. Con theo chương trình này sau 3 tháng có tiến bộ rất rõ.  Sau 4 năm, con tiến bộ nhiều về nhận thức, ngôn ngữ, nhưng giao tiếp và chơi thì vẫn kém.
Con cũng đã từng theo RDI sau đó.  Chương trình này có làm đánh giá về khả năng linh hoạt của con, do tư vấn viên làm.  Tư vấn viên là người chọn các mục tiêu cho phù hợp với khả năng linh hoạt của con sau đó.  Như vậy nếu bạn muốn làm RDI tốt, trong thời gian đầu, không có tư vấn viên thì bạn khó lòng có thể theo được chương trình này. RDI có chủ trương bố mẹ là người dạy việc cho con, nghĩa là bố mẹ chọn hoạt động và con sẽ làm theo, bố mẹ phải đợi con làm theo, đợi con nhận ra niềm vui được cùng làm với người khác.  Những buổi đầu làm RDI, do cá tính không thích làm theo người khác, con toàn bỏ chạy, tư vấn viên đã dạy mình giữ tay con lại.  Con cứ giãy giụa như vậy đến cả gần 1 tiếng cho đến khi mệt lả đi.  Sau này, để con chịu làm các hoạt động mình bày ra, mình toàn phải phá nguyên tắc của RDI: dụ dỗ là con làm theo mẹ rồi xong mẹ sẽ cho con cái này cái kia, con vẫn không tìm thấy niềm vui được cùng làm chung dù mình đã đợi rất lâu nhiều lần.  Tiền thuê tư vấn viên quá nặng và sự phản ứng bất lợi của con ngay từ khi bắt đầu chương trình đã khiến mình rất căng thẳng khi theo chương trình này, dù có thực hiện được các bước tiếp theo của chương trình, nhưng lúc nào cũng trong trạng thái căng thẳng, không biết khi nào thì con sẽ bỏ đi.  Mình đã thôi chương trình này sau khoảng 2 năm.
Mình có xem thêm chương trình Nhiều hơn lời nói và Talkability của Hanen thì phần thấy chương trình này có thế mạnh về việc lựa theo sở thích và cách xử lý thông tin của con, làm theo dẫn dắt của con.  Con mình chưa theo chưong trình này nhưng đây là chương trình được đánh giá rất cao trong giới chuyên môn ở nhiều nước.  Hầu hết các chương trình cho cha mẹ đều dựa trên chương trình này không ít thì nhiều.
Floortime chủ trương làm theo dẫn dắt của trẻ, họ cũng rất lựa theo đặc điểm riêng của trẻ.  Sâu hơn về phương pháp này thì mình chưa tìm hiểu hết.

2. Các chương trình giúp cho con phải dạy thêm cho con kỹ năng mới về linh hoạt
Sau khi lựa theo được các đặc điểm riêng của con, con đã chịu lắng nghe, cần dạy con các kỹ năng mới.
Mình đã từng gặp các chuyên gia tâm lý mà đến gặp con họ chỉ tâm niệm làm sao để vào được thế giới của con, con mở lòng ra với họ là can thiệp thành công.  Sau khi họ vào được thế giới của con, họ chẳng hề dạy cho con thêm kỹ năng mới nào, họ nghĩ con chỉ có vấn đề về tâm lý.  Mình tránh xa tất cả các nhà tâm lý kiểu này.
Các chương trình RDI, Floortime, Hơn cả lời nói,,, đều nhấn mạnh vào việc đưa dần những yếu tố mới vào các hoạt động để trẻ linh hoạt dần.
ABA/VB thì dạy rất nhiều kỹ năng ngôn ngữ mới.

3. Chương trình thuận theo trình tự phát triển của trẻ thường:
Nghĩa là các mục tiêu can thiệp dựa trên trình tự phát triển của trẻ thường.  Ví dụ dạy trẻ hiểu ngôn ngữ rồi mới đến diễn đạt ngôn ngữ.  
Hầu hết các chương trình theo truờng phái phát triển như Floortime, RDI đều dựa trên sự phát triển của trẻ, đặc biệt là về lĩnh vực giao lưu, tình cảm, tư duy.
ABA/VB có lên các bài học theo sự phát triển của trẻ, nhưng mạnh về mặt tư duy, ngôn ngữ hơn là giao lưu, tình cảm.
Các chương trình của Hanen cũng chia theo giai đoạn phát triển của trẻ.  Trẻ nhỏ chưa có nhiều ngôn ngữ thì phù hợp với Hơn cả lời nói, trẻ lớn hơn và có nhiều ngôn ngữ hơn thì phù hợp với Talkability.
Hãy hỏi bảng liệt kê các mục tiêu của chương trình và xem cách xếp thứ tự các mục tiêu này để xem chúng có thuận theo trình tự phát triển của trẻ thường không.

4. Chương trình dạy và duy trì được các kỹ năng mới trong nhiều hoàn cảnh, với nhiều người.
Chương trình có kế hoạch luyện các kỹ năng mục tiêu trong nhiều hoàn cảnh, ở nhiều nơi, với nhiều người sẽ có xác suất thành công cao hơn.
ABA/VB có học bàn 1:1 rồi dạy trong môi truờng tự nhiên.
RDI và Floortime đều thực hành trong sinh hoạt hàng ngày nhưng chủ yếu với bố mẹ.  
Hơn cả lời nói cũng thực hành trong sinh hoạt hàng ngày và chủ yếu là với bố mẹ.
Các bạn hãy tìm cơ hội cho con được thực hành những kỹ năng đã làm tốt với nhiều người hơn, ngoài bố mẹ ra, đặc biệt là các bạn cùng lớp.  Bạn có thể sẽ phải tập huấn những người trong gia đình cách giúp đỡ con.  Hãy nghĩ đến chuyện cho cả gia đình tham gia vào các đợt tập huấn.

5. Chương trình có mở khả năng kết hợp cùng các phương pháp khác.
Vì chẳng có chương trình nào có thể hợp hết tất cả các đặc điểm của con, vào tất cả các giai đoạn và giải quyết hết các vấn đề của con, nên nếu bố mẹ đủ trình độ, kết hợp mỗi phương pháp một ít đúng lúc, đúng chỗ là tuyệt vớì nhất.
Các phương pháp nào bài trừ các phương pháp khác là mình phải tự đặt câu hỏi họ vì lợi nhuận của họ hay vì đứa trẻ nhiều hơn?
Có những chương trình chuyên để đi kèm với các chương trình luyện khả năng linh hoạt khác như Trực quan hóa, Quản lý hành vi.
 
6. Chương trình có thu thập số liệu về tiến triển của con và dùng thông tin đó để lên tiếp chương trình can thiệp
Thường thì các chương trình sẽ có sẵn form thu thập thông tin về tiến triển của con.  Nếu bạn theo một chương trình nào đó nhưng chưa làm phần này, hãy hỏi lại tư vấn viên của bạn nhé.
 
7. Chương trình trình bày dễ hiểu, dễ làm, dễ duy trì trong hoàn cảnh của gia đình bạn
 Nếu bạn theo một phương pháp mà thấy khó hiểu, khó áp dụng thực hành, đừng vội trách mình kém.  Thành công luôn nằm ở các chương trình dễ hiểu, mạch lạc, không quá cao siêu.

8. Chương trình đã có nhiều thử nghiệm nghiên cứu sẽ có xác suất thành công cao hơn.
Bạn có thể tham khảo danh sách các chương trình can thiệp như vậy, còn gọi là can thiệp đã được kiểm chứng ở đây http://autismpdc.fpg.unc.edu/content/evidence-based-practices  

Câu chuyện về một cậu bé “rập khuôn”

#chơi
Tuần trước đi thăm nhà, gặp một cậu bé rất đáng yêu. Nhìn cảnh con trai nhất quyết phải chốt cửa sau khi mình vào, phải để đồ vật đúng nguyên xi một vị trí, nếu không là rất bứt rứt, mình đoán là con gặp khó khăn với thay đổi và mẹ xác nhận điều này. 
Có các bạn có tự kỷ, xếp bảng xếp hình nhất thiết là từ 1 rồi 2, rồi lần lượt tới 10, nếu sai trật tự con có thể vỡ oà, khóc. Bảng xếp hình thì nếu con chơi một mình, xếp sao cũng được (chơi với bạn thì đây có thể là một rào cản vì con có thể không chịu được nếu bạn không theo trình tự đó). Nhưng vất vả hơn cho con và cả nhà, nếu một ngày mẹ đi học và đường tắc hoặc có việc cần đi lối khác, nhiều bạn sẽ vỡ oà (meltdown, biểu hiện có thể giống tantrum- ăn vạ, như khóc lóc, gào thét, la hét, v.v. nhưng không phải vì con cố tình hư, mà vì quá ngưỡng chấp nhận của con). Hoặc bảng xếp hình thì sao cũng được, nhưng có bạn làm bài kiểm tra cũng phải lần lượt như vậy, mà bài 1, bài 2, rồi sang bài 3 khó quá nhưng không chịu bỏ qua để làm bài khác và bị tắc lại. 

Tại sao các con lại rập khuôn? Điều này mang lại một cảm giác an toàn cho con. Con cảm thấy mọi thứ nguyên vị trí, quen thuộc, và yên tâm hơn. Nếu có sự xáo trộn, con rất bất an. Các bạn có khả năng nghe hiểu và nhận thức càng thấp, thì rất rập khuôn về sắp đặt môi trường. 
Nhìn chung mình không ép trẻ linh hoạt, vì ép cũng không được 🙂 mà khuyến khích thông qua chơi đùa, mở rộng cách chơi đa dạng của JASPER. Chàng tra nhỏ lúc đầu thấy mình cho ô tô lên cái bảng (mình vơ được ở góc nhà), giả vờ làm con dốc, con rất ngạc nhiên và thích thú, mẹ chụp lại hình lần đầu tiên con chơi như vậy. Nhưng khi mình thử làm mẫu thả hình khối của xe thả hình vào xe tải, con rất bứt rứt, thử vui vẻ làm mẫu thêm vài lần vẫn chưa được, mình chỉ kịp gợi ý cho mẹ. Thế mà tối mẹ chụp được hình con lần đầu tiên chủ động chơi cách mới 🙂 
Cách tiếp theo, và rất quan trọng là bố mẹ làm mẫu thông qua các hoạt động hàng ngày. Đố bố mẹ nào có quyển sách phát triển kỹ năng cảm xúc xã hội của ASPECT (nhóm RUBIC đã dịch) thấy hướng dẫn này? 
Lưu ý cuối: mình rất tôn trọng những điểm khác biệt về cách tự duy và hành động của các bạn có tự kỷ, rập khuôn là một trong số đó. Nếu rập khuông không ảnh hưởng đến chất lượng sống của con thì không cần và không nên can thiệp, mà chỉ hỗ trợ khi nó ảnh hưởng tới khả năng học tập, hoà nhập và thích nghi của con. Các bạn nhớ thông điệp này của lớp khái quát hoá chứ

Source: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10207047425820459&set=a.10206094960289416&type=3




Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2019

Self-love

Source: Kien Tran IELTS fb

Self-love (tự yêu bản thân) — là một kỹ năng vô cùng quan trọng.

Nếu bạn không có kỹ năng tự yêu bản thân, bạn sẽ luôn có xu hướng đòi hỏi sự chú ý, quan tâm từ người khác. Nếu không được chú ý, quan tâm, bạn sẽ cảm thấy bất hạnh. Nhất là những lúc bạn chỉ có một mình.

Những đứa trẻ khi sinh ra nhận được quá nhiều sự chú ý từ gia đình, bạn bè, thầy cô sẽ gặp rắc rối khi trưởng thành. Chúng đã quá quen với việc gây sự chú ý và được người khác chú ý tới và không còn kỹ năng yêu bản thân (ở một mình). Khi lớn lên, sự chú ý từ người khác giảm đi là lúc chúng cảm thấy tồi tệ và bất hạnh, dẫn đến làm những việc điên rồ, chỉ để gây sự chú ý và thoả mãn nhu cầu được chú ý, quan tâm.

Khả năng tự yêu bản thân giúp bạn có thể yêu, vui đùa, làm bạn với chính bản thân bạn (thay vì phải đòi hỏi một bên thứ 3). Bạn không còn đòi hỏi sự chú ý. Tinh thần bạn cũng sẽ ổn định hơn nhiều.

Hãy học cách yêu chính bản thân mình. Làm bạn với nó. Have fun với nó.

Ask yourself. How long can you go without other people’s attention?


#SelfLove #psychology #HumanNature


Giải ảo về giáo dục by Tai Tran

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2019

Lý do Forever 21 phá sản: Chạy theo KPI sai.

Source: https://www.facebook.com/taitran/posts/10157090005456693

 1. Thương mại điện tử KHÔNG phải là lý do.
Chất lượng làm TMĐT của Forever 21 không hề thua ASOS.
Chất lượng làm TMĐT của Forever 21 hơn hẳn H&M, Zara, Gap.
Vì là một thương hiệu nên đỡ rối hơn 6pm (con Amazon).
Amazon .com và mấy đứa con Shopbop Zappos loay hoay mãi không ra nên không phải mối đe doạ.
Đưa TMĐT ra làm lý do lý trấu với công chúng vì cả làng ai cũng đổ vấy cho TMĐT.

2. Thiết kế
Trong đám fast fashion, thiết kế F21 không thua bất kỳ thương hiệu nào cùng phân khúc.
3. Chất liệu
Trong đám fast fashion, chất liệu F21 thua hẳn Zara, Uniqlo.
4. Xu hướng chung của cả ngành: thay đổi quá nhanh.
Abercrombie&Fitch đã từng thống trị.
J. Crew đập Abercrombie&Fitch.
Rồi J. Crew khó khăn.
Trong khi cả Abercrombie&Fitch và J. Crew đều có các sản phẩm khó thay thế.
Victoria's Secret đang giảm mạnh.
Ngành thay đổi nhanh dã man.
5. Định vị phân khúc: không sai, nhưng thấp.
6. Thứ thiếu: sản phẩm không thể thay thế (killer product).
Ví dụ: cùng phân khúc, Cotton On ra được một số killer product đủ ngon, chịu khó tìm sẽ thấy.
Tất cả các sản phẩm của F21 đều có thể dễ dàng thay thế bằng sản phẩm khác.
7. Phân khúc và tầm giá của F21 không có nhiều margin để phung phí.
8. Bước ngoặc turning point đây: với các khung cửa hẹp như trên, F21 lại chơi kiểu rất truyền thống: mở mạng lưới cửa hàng gần 50 nước.
Khi đã có thương hiệu tốt và chất liệu kém và sản phẩm dễ thay thế, nên tiết kiệm tiền thôi và giữ độ bí ẩn để khách TIỀM NĂNG có động lực mua.
Khi mở cửa hàng khắp nơi thì biến thành commodity, ai cũng dễ dàng tiếp cận => khách hàng không cảm thấy gấp rút phải mua.
H&M nhái mẫu của người khác và vận hành cực nhanh nên có thể kéo khách hàng đến cửa hàng 17 lần mỗi năm. F21 thì không thể.
Khi muốn mở rộng thì đặt KPI số cửa hàng, độ phủ, địa lý, số nước là sai. Chia nhỏ KPI ra, mỗi đội nhắm KPI của đội mình mà chạy.
Khách không mua đủ cover chi phí mở hệ thống.
Mải chạy theo KPI lạc đường thế không thắng kịp dẫn đến phá sản.
9. Xù tiền thuê mặt bằng mấy tháng rồi đó.
--
Kết luận: Các ông nên giành đi chợ, bắt bồ ngồi im. Tự trải qua nỗi đau xót ví thì biết cái quần của mỗi hãng có mặc được không, hay có hứng lột không

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2019

Hướng nghiệp + money

Nhóm trẻ thiên hướng Khoa Học Công Nghệ: hoạt động hiệu quả với các thứ liên quan đến Trí Tuệ (intelligence). Nhóm trẻ thiên hướng Khoa Học Xã Hội: hoạt động hiệu quả với sức khoẻ tâm lý (mental health).

Chuyện nghe hiển nhiên, nhưng giá trị hàm ý của nghiên cứu này rộng hơn.

* Định nghĩa "hạnh phúc" của những nhóm trẻ khác nhau là khác nhau. Khi trẻ còn quá nhỏ thì chưa tự kiểm soát hoạt động, chọn lựa hoạt động, từ chối những hoạt động không giúp ích nhiều.

* Những người dạy & hướng dẫn trẻ dùng sai cách cho sai nhóm thì không hiệu quả.

* Trẻ thiên hướng Khoa Học Công Nghệ đang stress, tiêu cực, thất vọng về bản thân... Làm trẻ hài lòng về bản thân sau khi vượt qua được thách thức lớn + đáng đòi hỏi intelligence có xác suất thành công cao hơn giúp trẻ về tâm lý tích cực, empathy. Nói dễ hiểu hơn, nó đang tự cảm thấy vô dụng thì giúp nó giải toán thì nó tự vui, không phải dùng các biện pháp giúp nó feel good about him/herself.
Nên tạo môi trường thách thức đủ lớn cho trẻ thiên hướng Khoa Học Công Nghệ.

* Nên tạo môi trường tạo cảm giác tốt cho trẻ thiên hướng Khoa Học Xã Hội.

* Nghiên cứu và post này không nói Khoa Học Công Nghệ là thông minh; không nói Khoa Học Xã Hội không thông minh. 

* Nghiên cứu và post này không nói trẻ chỉ có 2 thiên hướng này. 

Tới đoạn chém của Tai Tran
* "Hoạt động tốt" không đảm bảo thành công (đo bằng các thước đo) xã hội, vì thành công xã hội đòi hỏi rất nhiều kỹ năng khác nhau.

* Trong nhiều Role-Playing Games, Intelligence ảnh hưởng chính Magic Power, ảnh hưởng phụ Magic Resistance.
Magic Power = khả năng giải quyết vấn đề bằng kỹ năng cứng; Magic Resistance = chống chọi trầm cảm.
Mấy đứa thích sống bằng intelligence chống trầm cảm bằng các cách: lấy thành tựu đè, delay trầm cảm đến khi sức đủ để chiến với áp lực. Đứa nào thích sống bằng intelligence mà để bị dụ đến mức intelligence không chống nổi áp lực thì đi đứt nha con.

* Quản trị kiểu tạo áp lực thì hợp nhóm thích sống bằng intelligence. Quản trị kiểu tạo môi trường vui vẻ thì hợp nhóm thích sống bằng mental health.

* Dạy học kiểu yêu thương cho đám cần thách thức thì tụi nó khinh cho; đám đó chỉ có quất sadistic vào :v

Nguồn: Pluck et al, 2020, Differential associations of neurobehavioral traits and cognitive ability to academic achievement in higher education, Trends in Neuroscience and Education Volume 18, March 2020, 100124
---_-------------------------

Nobel 2019 trao cho 3 nhà phát minh ra pin Lithium Ion. Tổng thời gian họ học hành và làm việc đến giờ là 246 năm. Làm ra cái pin, cả thế giới xài, chờ NỬA THẾ KỶ mới có Nobel.
Người trung bình có khoảng 40 năm làm việc đến khi về hưu. Nếu mình ngu bền suốt 40 năm thì thế nào?
Nghệ thuật và thể thao: Phần lớn bình thường. Một số cực ít lấy hết phần thưởng và hào quang.
Bao nhiêu được như Quang Hải. Nếu không thì cả đời thế nào.
Khởi nghiệp công nghệ đã TỪNG được nghĩ là "winner takes all". Thực tế ra thì vẫn oligopoly như bao ngành khác.
"Giỏi thì làm gì cũng giỏi" là một câu hơi hướm defeatist. Nhưng mà mình không giỏi nên bỏ qua khỏi bàn.
Nếu mình chỉ trung bình thì: thằng trung bình trong ngành tốt/lên/hype lụm được nhiều phần thưởng hơn thằng trung bình trong ngành đang xuống. Tệ hơn "đang xuống" là kỳ vọng nhiều và không bao giờ lên; chết dần chết mòn.
--
Nghiên cứu về chọn ngành kéo dài 40 năm:
Trong số trẻ học giỏi nhất,
Chuyện dễ làm: Trong 24 đứa giỏi nhất có 1 đứa làm giảng viên đại học.
Trong 42 đứa có 1 đứa làm luật sư hàng đầu.
Trong 44 đứa có 1 đứa làm quản lý top firm.
Nguồn: Lubinski 2014
--
Trong một ngành khác, các bạn nói về film mà lôi Oscar ra chà vào mặt nhau thì rất rẻ rúng. Mình là khách hàng bỏ tiền mua vé / streaming / đĩa, vì sao khách hàng phải quan tâm AMPAS làm gì.
--
Có 2 cách đơn giản nhất để dùng toán biểu diễn quan hệ giữa các yếu tố để mình lên kế hoạch để cố tránh làm chuyện ngu.
Không có mô tả ảnh.

Cách 1: Multivariate. Xem công thức xanh lá.
Kết quả là tổng trọng số của nhiều yếu tố.
Pitfall của cách này là: trọng số có thể sai.
Cách 2: Các phân phối
Ví dụ như hình.
iv. Hình (4): Phân phối chuẩn (normal distribution). Cách áp dụng: Những người dùng cái này thường xuyên là các giáo viên. Có nhiều giáo viên & trường bắt phân phối điểm sinh viên theo cái Gaussian này.
Ứng dụng: Đối với học viên, ngành giáo là ngành dễ đối phó nhất trong tất cả các ngành. Biết này để canh, đừng học nhiều, làm vừa đủ để đạt mục tiêu thôi.
v. Hình (5): Lognormal gần thực tế hơn Normal. Số loser nhiều.
vi. Hình (6): Hàm đa thức (Polynomial). Trong hình này là hàm đa thức bậc 2. Này trong mọi kế hoạch kinh doanh. Thực tế làm được như này thì unicorn.
Unicorn (danh từ): công ty TƯ NHÂN đã được nhà đầu tư giải ngân với định giá không thấp hơn $1B.
Unicorn (danh từ): ngựa một sừng... thým đang ngáo đá à?
Source fb Tai Tran Chief Investment STI

_------------------------------------------------

Hướng dẫn phương pháp học tập cho trẻ

1. Gánh team không phải là ngu. Gánh team trình độ thấp: gánh team để ngừa những thằng ngu làm mình mất điểm dẫn đến mất học bổng.
2. Gánh team trình độ cao: tóm đầu đứa có phụ huynh giàu hơn hẳn phụ huynh mình, trói nó lại để mình gánh.
3. Tóm được đứa giỏi hơn mình thì giành làm phần Reference vì phần đấy không cần não.
4. Sai lầm: TƯỞNG rằng tác vụ cuối cùng format bài là không cần não. Vì sao giáo viên là giáo viên? Vì giáo viên bỏ 20 năm cuộc đời chỉ để canh spacing, canh font chữ, canh indent.
5. Làm bài bị giáo viên bắt lỗi thì cúi đầu nhận lỗi ngay lập tức, không đổ thừa.
Không nhanh nhảu đổ thừa TRƯỚC khi giáo viên kịp bắt lỗi là đã ngu từ đầu rồi.
6. "Cố gắng rèn luyện ngay trong khi học để ra trường làm được việc" là tuyên truyền ngu dân.
Lối sống đúng đắn: thằng junior giỏi mấy thì khi đi làm vẫn bị senior moi lỗi ra méc manager để hạ lương => chừa ngân sách để thưởng senior.
7. Quan trọng trung bình: Vì cố mấy vẫn ngu nên đùn được việc thì đùn.
Rất quan trọng: Đùn việc xong phải nhảy xổm vào ăn hôi đoạn cuối để bôi chữ vào Resumé.
8. Không được khinh đứa trượt môn. Nó cầm đề kỳ trước đó. Hy vọng giáo viên chưa đổi đề.
9. Vụ "trường tây tuyệt vời" là phụ huynh cấp I cà khịa để phụ huynh cấp I khác tức chơi; lên đại học rồi vẫn tin thì ăn nguyên trái cà khịa.
Đúng: Trong trường 'tây', giáo viên lên chức bằng nghiên cứu khoa học chứ không phải bằng dạy hay. Muốn nghiên cứu nhiều thì càng dạy ít càng tốt. Dạy nhiêu lương cũng thế, thôi dạy lẹ còn về, nhà bao việc.
10. Làm du học sinh: Một đứa Tàu cầm đề thì toàn bộ Tàu ở nước đấy cầm bùa. Dùng mỹ (nam) nhân kế để trao đổi, vừa lấy đề/bùa vừa được sướng. Trung Hoa vạn tuế.
11. Ủa mà rốt cuộc học để làm gì. Search "tai tran LÝ THUYẾT" vào Facebook rồi đếm số lần dùng y chang lý thuyết trong sách để ăn lãi đầu cơ. Tiền in trên giấy chứ tiền có phải giấy đâu huhu.

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2019

Những bài học quý giá về cách quản trị bản thân, sử dụng nội lực để vươn tới thành công, có cuộc sống hạnh phúc.

Doanh nhân Nguyễn Phi Vân: Cuộc sống có mục đích và ý nghĩa đều bắt đầu từ những việc nhỏ


Cùng trò chuyện với doanh nhân Nguyễn Phi Vân, bạn sẽ nhận được những bài học quý giá về cách quản trị bản thân, sử dụng nội lực để vươn tới thành công, có cuộc sống hạnh phúc.



Doanh nhân Nguyễn Phi Vân: Cuộc sống có mục đích và ý nghĩa đều bắt đầu từ những việc nhỏ - Ảnh 2.
PV: Xin chào chị Phi Vân, tôi đã rất mong chờ đến dịp được gặp chị để trao đổi về những thông điệp sống tích cực và lành mạnh theo góc nhìn của một doanh nhân. Chị không đơn thuần là một tác giả nổi tiếng, chị còn là thần tượng của giới trẻ, giới doanh nhân trong và ngoài nước. Bí quyết nào giúp chị trở nên đặc biệt năng động, khỏe khoắn và nhiệt huyết nhiều như vậy?
Doanh nhân Nguyễn Phi Vân: Rất nhiều người hay hỏi tôi, năng lượng và sức đâu mà chị có thể làm quá nhiều việc, liên tục, và lúc nào cũng hăng say như thế. Con người chúng ta, thật ra tiềm năng và năng lượng là vô giới hạn khi bạn đạt đến cảnh giới gọi là Flow – Trạng thái dòng chảy.
Ở đó con người hoàn toàn tập trung, làm bằng sự hăng hái, niềm vui, niềm đam mê, quên cả mọi mệt mỏi, quên cả không gian và thời gian.
Ở trạng thái này, đương nhiên khi ta đã có kỹ năng cao và cũng gặp những thử thách lớn. Đây là lý thuyết tâm lý học của Mihály Csíkszentmihályi mà các bạn nên tìm đọc để hiểu mình đang ở đâu, tại sao và làm cách nào để có thể vượt qua các ngưỡng giới hạn mà bang mình qua những trạng thái tích cực hơn trong cuộc sống.
Trước hết, đó là câu trả lời cho việc tại sao tôi làm việc không biết mệt.
Còn việc tại sao tôi lại làm việc tôi đang làm thì, đơn giản lắm, tôi làm gì trong đời cũng theo 1 công thức cực kỳ đơn giản là "3 chữ H" tức là Head – cái đầu hay mục đích định hướng của mình là gì. Ví dụ, là muốn giúp giới trẻ Việt Nam hội nhập được vào tương lai và thế giới.
Khi đã có Head – định hướng rồi, thì phần tiếp theo là Heart – trái tim, hay tôi cần phải sống với nó bằng những cảm xúc, giá trị như thế nào, và tôi sẽ làm gì để truyền tải cảm xúc đó cho những người cộng sự cùng làm với mình, cho những người mình sẽ chạm vào trên hành trình thực hiện mục đích ấy.
Ví dụ, cảm xúc chính cần có để giúp các bạn trẻ hiểu về hội nhập, thay đổi được tư duy là phải sốc để dừng lại mà suy nghĩ, phải hốt hoảng để biết mình còn thiếu quá nhiều, phải vui để có năng lượng tích cực mà đi, phải thông cảm, tâm sự tỉ tê để thấy quan tâm, cảm thông, gần gũi.
Sau đó, mới đến phần thứ 3 là Hands – bàn tay – hay còn gọi là hành động, tôi sẽ làm gì để đạt được mục đích đã đề ra, theo định hướng cảm xúc cho bản thân & người liên quan.
Ví dụ, hành động của tôi là viết blog mỗi ngày, viết sách, đi chia sẻ tại các diễn đàn cho người trẻ, tham gia làm giám khảo cho các chương trình thi kỹ năng và khởi nghiệp của người trẻ, v.v.
Khi tư duy theo cách này, tôi hiểu rất rõ mình muốn đạt được mục tiêu gì, bằng cách nào, và cụ thể là hành động ra sao. Những hoạt động của tôi vì vậy cũng liên kết nhau xung quanh một mục đích định hướng chung chứ không rời rạc theo sở thích.
Tôi chọn công việc cộng đồng để làm, vì tôi yêu quê hương của mình, tôi yêu thương con người nói chung và người Việt Nam nói riêng.
Sau khi đã có cơ hội bôn ba và viết nên chuyện đời của mình trên khắp năm châu, tôi nghĩ cần tạo cơ hội cho người trẻ Việt Nam được chạm vào những trải nghiệm sống như thế để họ lớn lên, yêu đất nước và con người hơn, sống có mục đích và ý nghĩa hơn, và quan trọng là hạnh phúc được làm người và được tạo ra những giá trị lớn hơn trong cuộc đời làm người.
PV: Nhiều người nói rằng họ "bận không còn thời gian để thở" nên không có thời gian để làm tốt những việc mình muốn. Nhưng ai cũng chỉ có 24h, cách khác nhau ở mỗi người chính là việc sử dụng thời gian rao sao. Chị có thể chia sẻ bí quyết thời quản lý thời gian của mình để có thể làm việc hiệu quả như vậy?
Doanh nhân Nguyễn Phi Vân: Trước hết, tôi luôn có chế độ ưu tiên theo từng thời điểm cuộc đời. Không ai có thể làm quá nhiều thứ cùng một lúc, thiếu tập trung mà thành công được.
Do đó, bạn cần suy nghĩ thật kỹ mục đích cần đạt được trong giai đoạn này trong đời của bạn là gì, là học cho xong, là lập gia đình, là rèn luyện trong công việc để trở thành chuyên gia, là thử sức sự nghiệp hay kinh doanh của mình trên thế giới, là chăm sóc mẹ già đang bệnh, là tập trung nuôi dạy con cái, v.v.
Tất cả chúng ta đều cần có ưu tiên việc cần làm tại mỗi thời điểm trong đời, vì cuộc đời là hữu hạn, vì nhiều việc có thể làm bất kỳ lúc nào nhưng người thân quanh ta thì có thể mất đi.
Khi đã hiểu và lựa chọn rất rõ mục đích chính của thời đoạn đó rồi, bạn sẽ toàn tâm toàn ý làm thật tốt để đạt được mục đích đó. Đừng sao lãng. Đừng phàn nàn. Đừng chân trong chân ngoài. Đừng so sánh với người này kẻ kia.
Khi bạn không tập trung, việc gì làm cũng không tốt, mục đích gì cũng không đạt được, và thời gian bỏ ra để loay hoay là sự lãng phí đáng trách nhất trong đời.
Doanh nhân Nguyễn Phi Vân: Cuộc sống có mục đích và ý nghĩa đều bắt đầu từ những việc nhỏ - Ảnh 5.
Khi đã có ưu tiên chính, tôi sẽ luôn dành thời gian nhiều hơn cho việc đó, và dành thời gian ít hơn cho những việc khác đóng vai phụ trong thời đoạn đó của cuộc đời. Đây là lúc tôi phân chia loại công việc mình cần làm thành những block (khối –khung) thời gian.
Ví dụ, tôi có block thời gian dành cho phát triển bản thân, block thời gian dành cho gia đình, block thời gian dành cho công việc kinh doanh, và block thời gian dành cho công việc xã hội, cộng đồng. Tại thời điểm này của cuộc đời chẳng hạn, block thời gian dành cho xã hội, cộng đồng và gia đình của tôi cao hơn.
Khi đã phân chia được block thời gian, tôi sẽ tiếp tục phân chia thời gian cho dự án, công việc cụ thể tôi phải làm trong từng block thời gian, và vẽ mind map – sơ đồ tư duy tất cả những việc cần làm trong block đó.
Ví dụ, ưu tiên gia đình của tôi là hướng dẫn cho con gái 16 tuổi của mình hội nhập vào tương lai. Trong đó, tôi sẽ lập thành những việc cùng làm với con như thảo luận về văn và thơ bạn viết để giúp tăng cường khả năng viết, thảo luận về tình yêu, tình dục để cảm thông, chia sẻ, định hướng cho cuộc sống của bạn hạnh phúc hơn.
Cùng đọc, chia sẻ, thảo luận về công nghệ và sáng tạo để con cập nhật về tương lai, thảo luận về các vấn đề con quan sát và thắc mắc khi đi làm intern – tập sự trong công việc để con học được cách đối diện và hội nhập vào môi trường làm việc của tương lai, nhằm giúp con định hướng nghề nghiệp và tìm thấy giá trị và vị thế của mình trong thế giới công việc mới, v.v.
Tóm lại, tôi đã làm 3 điều để quản trị quỹ thời gian: Xác định mục đích chính tại từng thời điểm cuộc sống, chia block thời gian, và xây sơ đồ tư duy để tạo thành checklist (danh sách) những việc cần làm.
Tôi luôn ghi ra list (danh sách) các công việc đó, theo dõi tiến độ, đặt thời hạn hoàn thành và kiểm tra chính mình hàng ngày để nhắc nhở bản thân về việc cần làm và việc cần kết thúc.
Quản trị quỹ thời gian thật ra là một phần của quản trị bản thân. Mà quản trị bản thân là việc bạn cần hiểu và thực hiện cho chính mình. Công cụ, cuối cùng chỉ là hỗ trợ. Khi bản thân bạn còn không hiểu và biết tại sao phải làm những việc mình đang làm thì dù có công cụ gì đi chăng nữa cũng là vô ích.
PV: Chị đã đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, chị có cảm nhận thế nào về lối sống xanh của những người dân ở đó? Họ có ý thức bảo vệ môi trường sống ra sao?
Doanh nhân Nguyễn Phi Vân: Hiện nay, trái đất đang đối diện với những nguy cơ cực lớn về huỷ diệt chính do loài người chúng ta tạo ra. Khí thải carbon, rác nhựa, sự cạn kiệt tài nguyên thế giới, sự tiêu dùng vô trách nhiệm của con người, v.v. đang làm cho hành tinh chết dần từng ngày.
Bạn có bao giờ đặt câu hỏi, trách nhiệm của bạn, một con người sống trên hành tinh này là gì không? Hay ta chỉ sống qua ngày, chờ trái đất chết thì ta chết theo? Hay ta ngồi lơ láo chờ một ai đó như Elon Musk đến cứu ta, chở ta sang hành tinh khác?
Tôi nhận thấy nhận thức và hành động của các bạn nước ngoài rất quyết liệt về vấn đề này, dẫn đến một lối sống lành mạnh, sống xanh, sống có trách nhiệm hàng ngày với hành tinh.
Họ đi xe đạp nhiều hơn. Họ ăn chay, trở về với thiên nhiên nhiều hơn. Họ giảm tiêu dùng theo công thức 5 chữ "R" gồm refuse – từ chối, reduce – giảm sử dụng, reuse – sử dụng lại đồ cũ, repurpose – tái sử dụng cho mục đích khác, recyle – tái chế.
Bạn có bao giờ suy nghĩ xem thứ mình mua có gây áp lực và làm hại hành tinh không? Bạn có bao giờ nghĩ mình sẽ ăn chay 2 ngày trong tuần chỉ để giảm tải khí thải nhà kính cho hành tinh không?
Bạn có bao giờ tìm cách sửa, sử dụng lại đồ đạc mình đang có thay vì quăng đi một cách vô trách nhiệm không? Bạn có bao giờ nghĩ cả cho xã hội và hành tinh trong khi nghĩ về mình không? Hay ta đang quá ích kỷ và chỉ nghĩ về việc thoả mãn nhu cầu cá nhân dù ai có ra sao, và dù ta đang tự giết mình?
Tôi đặc biệt thích các quốc gia Bắc Âu như Hà Lan, Đan Mạch, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Phần Lan, v.v. vì lối sống trách nhiệm và lành mạnh này của người dân nước họ. Tôi nghĩ, các thế hệ trẻ Việt Nam cần học theo họ và cần quyết tâm hơn trong việc thể hiện và hành động để cứu lấy chính mình và cứu lấy hành tinh.
#4
PV: Đọc những trang sách của chị, tôi đắm chìm trong đó và nghĩ rằng, phải có một sức mạnh nội lực rất lớn chị mới có thể đi nhiều và viết nhiều như vậy. Theo kinh nghiệm cá nhân chị, làm thế nào để có thể sống tốt hơn?
Doanh nhân Nguyễn Phi Vân: Vì là người lúc nào cũng di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác, tôi học được vài điều vụn vặt rất cá nhân như sau.
Thứ nhất là trở về thiên nhiên bất cứ khi nào có thể. Khi đi công tác, nếu có thời gian rảnh, tôi luôn trả mình về những khu vực có nhiều cây xanh, bao bọc bởi thiên nhiên nhất vì thiên nhiên có năng lực siêu nhiên làm chữa lành mọi áp lực cho con người.
Thứ hai là tôi có sở thích đắm mình trong nghệ thuật, và khi có thời gian rảnh sẽ luôn cho mình không gian thưởng thức nghệ thuật tại bảo tàng mỹ thuật, tại các triển lãm tranh, hay đi nghe hoà nhạc, v.v. Điều đó giúp tôi cần bằng về sức khoẻ tinh thần. Thật ra, con người bệnh phần lớn là do sức khoẻ tinh thần. Khi tâm lý và tinh thần thoải mái, cơ thể sẽ hoạt động tốt và bạn ít bị bệnh mà thôi.
Thứ ba là tôi chọn ăn chay nhiều hơn, sử dụng thực phẩm chế biến ít hơn, dù chưa thể ăn chay trường vì lý do di chuyển, ăn cùng gia đình, và tiếp khách.
Thứ tư là tôi luôn ngủ ngon và ngủ đủ, không bao giờ ép bản thân phải làm việc quá sức. Có làm quá sức cũng chẳng ra kết quả vì bạn sẽ mệt mỏi, thiếu khả năng sáng tạo, thiếu sự minh mẫn để đưa ra quyết định tốt.
Thứ năm là tôi sống có mục đích, làm việc hướng về mục đích nên lúc nào cũng vui vẻ, hạnh phúc. Tôi không được hơn thua thắng với đời nên lúc nào cũng thong dong. Nhờ vậy, sự nghiệp của tôi lại vô cùng thuận lợi, cuộc sống cân bằng, và giàu tình yêu thương.
#5
PV: Cuộc sống không thiếu những khó khăn, mệt mỏi, áp lực. Bí quyết vượt qua khó khăn, áp lực để có được những thành công hôm nay là gì?
Doanh nhân Nguyễn Phi Vân: Tận nhân lực, tri thiên mệnh, đó là cách tôi vận hành.
Tôi luôn cố gắng hết sức có thể, quyết liệt hết sức có thể, làm hết sức có thể, vì mục đích tốt đẹp nào đó, và đôi khi để phần còn lại của vũ trụ cho vũ trụ tự quyết. Có những thứ trong đời, tận nhân lực ta sẽ thành công, khi mọi ngôi sao đã xếp thẳng hàng.
Nhưng đôi khi, vì trật một đường ray nào đó, ví dụ khi hoàn cảnh chưa đúng chẳng hạn, thì ta vẫn có thể thất bại như thường.
Đối với tôi, thành công hay thất bại đều mang tính tạm thời, đều là bài học, và đều là đòn bẩy để ta tiếp tục phát triển bản thân và dấn thân trên hành trình tiếp nối. Tôi không bao giờ cho phép mình uỷ mỵ, đau đớn, trầm cảm trong quá khứ.
Nếu đọc cuốn Tôi đi tìm tôi vừa xuất bản, bạn sẽ thấy tôi học thế nào từ bạn bè đồng nghiệp, từ cuộc đời và từ vũ trụ để hiểu ra nguyên lý mọi lỗi lầm đều bắt đầu và kết thúc với mình.
Cách ta chọn góc nhìn, chọn hành động, chọn giải pháp, chọn dấn thân, tất cả đều phụ thuộc vào ta. Tận nhân lực, tri thiên mệnh.
Doanh nhân Nguyễn Phi Vân: Cuộc sống có mục đích và ý nghĩa đều bắt đầu từ những việc nhỏ - Ảnh 9.
PV: Chúng ta thường hay chúc nhau vui vẻ, nhưng không phải lúc nào cũng tìm ra được niềm vui cho chính mình. Chị thường làm gì để mình trở nên vui hơn, sống một cuộc đời có ý nghĩa hơn?
Doanh nhân Nguyễn Phi Vân: Được hiện thực hoá mục đích sống của mình, được dấn thân trên hành trình của mình, được trải nghiệm cuộc sống do mình tự do quyết định, tự do hành động, và chia sẻ niềm vui với những ai có duyên gặp gỡ trong đời, đối với tôi đã là niềm vui.
Tôi không đi tìm niềm vui và hạnh phúc từ bên ngoài, từ việc mua sắm, từ vài món đồ mới, từ vài câu nói tung hô hay tình yêu thương ích kỷ của một ai đó khác.
Hạnh phúc đến từ bên trong, và chỉ có thể là hạnh phúc thật sự khi ta tìm thấy hạnh phúc trong chính những quyết định, lựa chọn, hành động của bản thân mình. Hạnh phúc chưa bao giờ là ở ngoài kia.
#6
PV: Nhiều người thường thần tượng một ai đó, "phát cuồng" lên và bị dẫn dắt bởi thần tượng, nhưng có lần chị nói, hãy thần tượng chính mình! Tại sao vậy và chúng ta nên làm gì để có thể tự thần tượng chính mình?
Doanh nhân Nguyễn Phi Vân: Mỗi người chúng ta đều tiềm ẩn tiềm năng vô hạn như nhau. Có người hiểu ra, cố gắng rèn luyện, học hỏi, phát triển để tự mình đẩy mình về phía trước để làm được những điều bản thân ngỡ như là không thể. Và họ quyết liệt, và họ bất chấp khó khan thử thách, và họ tin vào, dấn thân, đứng lên sau mọi vấp ngã để tiến về chân trời vô giới hạn của mình.
Bạn nghĩ đi, thật ra chúng ta có thể trở thành anh hùng không nếu ta vượt qua tất cả để chạm vào sự bao la vô giới hạn?
Vậy, không thần tượng mình thì thần tượng ai? Không ngả mũ kính trọng mình thì kính trọng ai? Không ngỡ ngàng với bản thân vì đôi khi đi qua, nhìn lại và đôi khi chẳng hiểu làm thế nào mình đã làm được những điều tưởng chừng không thể? Đó, bạn là thần tượng của chính mình rồi, bạn ạ. Đó là con đường tôi đã đi qua, và là con đường tôi nghĩ bạn nên dấn thân vào.
Đương nhiên, xung quanh ta đang có những con người như thế. Họ vượt qua chính mình để làm được những điều hay ho mang lại lợi ích cho đời. Hãy để họ truyền cảm hứng cho ta dấn thân, nhưng đừng chỉ ngồi đó thần tượng và không làm gì.
Thật là chán ngắt khi phải sống một cuộc đời thần tượng người khác còn bản thân chưa một lần làm gì khác để đẩy mình về phía hiện thực hoá tiềm năng. Cuối cùng, bạn đang sống cuộc đời của chính mình hay cuộc đời của một ai đó khác?
#7
PV: Chị đã từng có nhiều trải nghiệm, chứng kiến công nghệ mới và thường hay nói về những việc mà trí tuệ nhân tạo đã thay thế con người. Liệu chúng ta có đang bị máy móc "đe dọa" không?
Doanh nhân Nguyễn Phi Vân: Trí tuệ nhân tạo được sinh ra để con người hoảng hốt, để con người phải tự định nghĩa lại làm người là làm gì và làm ra sao.
Trí tuệ nhân tạo sẽ giỏi hơn con người rất nhiều, vì máy học có thể học một lượng vô biên kiến thức, học từ tương tác, và lớn lên dần theo thời gian.
Con người, ngược lại, có giới hạn về bộ nhớ, khả năng thu thập, phân tích dữ liệu để đưa ra quyết định chính xác. Hơn lúc nào hết, con người cần hoảng sợ, vì đây là điểm chuyển tiếp của việc còn được làm người hay làm nô lệ cho máy tính, cho trí tuệ nhân tạo, cho robot.
Ở vị thế như vậy, con người có dám lười biếng không? Bạn có thể chọn sự lười biếng không làm gì cả, sống phục thuộc vào máy, và trở thành nô lệ của máy. Hoặc bạn có thể phải hết sức siêng năng để học và rèn luyện cách sử dụng máy, cách cộng tác với máy, cách khai thác máy, cách quản trị máy, và học cách làm người hơn máy. Lựa chọn là của bạn, làm nô lệ hay tiếp tục làm người.
PV: Khi không định vị được bản thân, không biết được đích đến trong tương lai khiến chúng ta mệt mỏi, đau khổ và thiếu ý chí sống. Trong trường hợp này, theo chị thì nên làm gì?
Doanh nhân Nguyễn Phi Vân: Nên dành thời gian tìm lại bản thân. Khi ta còn chưa hiểu mình là ai, mình sinh ra và bước đi trong cuộc đời này để làm gì, thì có đưa cho bạn bao nhiêu kiến thức và công cụ bạn cũng sẽ chẳng bao giờ sử dụng được.
Mọi thứ phải bắt đầu từ mục đích. Chúng ta đã nói với nhau công thức 3 chữ "H" bao gồm Head – mục đích định hướng, Heart – giá trị, và Hands – hành động.
Nếu chỉ làm mà không biết tại sao mình làm thì bạn sẽ chẳng bao giờ làm tốt hay làm tới. Nếu chỉ uỷ mỵ nói về cảm xúc và giá trị mà ngồi im đó chẳng làm gì thì mọi việc cũng chẳng tới đâu. Nếu chỉ có mục đích rồi chỉ ngồi đó làm anh hùng bàn phím thôi, không có giá trị thực, không sống thực, và không dấn thân thì tất cả chỉ là "chém gió".
Vì vậy, người trẻ rất cần xác định được bản thân mình, tìm thấy tôi, tìm thấy giá trị, rồi mới bắt tay vào hành động.
Khi đó, bạn chẳng cần loay hoay đi tìm câu trả lời, loay hoay hỏi tôi phải học gì làm gì nữa, vì bạn đương nhiên biết, như tôi đã luôn biết và dấn thân làm việc, hoạt động không mệt mỏi đó thôi.
Xin chân thành cảm ơn chị!

On Top of Everything