Chủ Nhật, 19 tháng 3, 2017

Thương mại điện tử tại Việt Nam – Kỳ 3: Online kết hợp với Offline – không thể tách rời

Kỳ1: http://on.fb.me/13vUomc
Kỳ 2: http://on.fb.me/14CvrUX

Đã bao giờ bạn tự hỏi rằng các đại gia lớn trên thế giới như Apple, Amazon có thương hiệu online rất mạnh rồi mà vẫn mở các cửa hàng offline không? Và bạn đã có bao nhiêu lần quyết định mua ngay sau khi nhìn thấy thông tin sản phẩm trên web mà không cần đến nơi để nhìn, sờ, cầm, nắm hoặc bạn chưa từng được trải nghiệm sản phẩm trước đó? Khi chọn địa điểm mở cửa hàng, bạn có những tiêu chí nào để lựa chọn? Câu trả lời là dù làm mạnh TMĐT nhưng nếu kết hợp offline thì sẽ nhận được giá trị cộng hưởng rất lớn, giúp cho việc kinh doanh tiến triển tốt hơn rất nhiều.

tmdt32

Lời khuyên: Để mở cửa hàng offline thì chi phí không phải là nhỏ, do vậy khi bạn chọn online làm chủ lực thì nên chọn cửa hàng offline nằm trên trục đường cửa ngõ ra vào trung tâm, nhưng nên chọn bên chiều về nhà của khách, tức chiều từ trung tâm đi ra, và nơi này nên hiểu là nơi chứa hàng, là kho hàng và là nơi khách hàng có thể ghé qua xem nhanh sản phẩm và lấy hàng, không phải là nơi khách shopping.

3. Vận hành online kết hợp offline

Khi mở ra của hàng offline, việc làm thế nào để vận hành đồng bộ với online là việc cần phải lưu ý và xử lý, bởi lẽ cả online và offline đều có các hoạt động bán hàng riêng của mình, nếu không quản lý tốt sẽ gây nên sự phiền phức và rắc rối. Ví dụ khi một sản phẩm nào đó chỉ còn 1 chiếc duy nhất, khách hàng online đặt hàng xong, nhưng ở cửa hàng offline lại có khách hàng đến mua trực tiếp, lúc này nếu không có hệ thống xử lý đồng bộ thì bạn vừa mất 1 khách hàng online tiềm năng, vừa bị giảm sút chất lượng dịch vụ vì phải hoàn tiền cho khách hàng online.

Do vậy, khi triển khai online kết hợp offline, cần chú ý các điểm sau:

·        Xây dựng hệ thống dữ liệu đồng bộ cho việc quản lý đơn hàng, kho, giao vận và thanh toán online/offline

·        Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động bán hàng offline, kiểm soát hàng tồn kho chặt chẽ

·        Điều phối hàng hoá chính xác, giao hàng nhanh, lý tưởng nhất là không quá 6 tiếng để quyết định mua của khách hàng không bị thay đổi.

4. Kết luận

Không có mô hình nào là chuẩn và hoàn hảo, do vậy khi triển khai dự án TMĐT, cần phải quan sát và triển khai sao cho sát với nhu cầu thực tế của khách hàng nhất, cần phân tích thói quen tiêu dùng, thói quen lựa chọn sản phẩm cũng như hành vi quyết định mua sắm của khách hàng. Và đừng quên, tâm lý mua hàng cố hữu của khách hàng là mong được sờ, nhìn, cầm, nắm, tâm lý an toàn khi mua hàng (được đổi trả, bảo hành, được nắm thằng có tóc). Để đáp ứng được điều đó thì không tránh khỏi việc bạn phải mở cửa hàng offline, nhưng cũng không nên quá sa đà vào việc mở cửa hàng hoành tráng, mà tập trung vào tính hiệu năng của nó, càng giảm chi phí đầu tư càng nhiều càng tốt nhằm tối ưu hoá lợi nhuận và cộng hưởng giá trị online/offline cho nhau, giúp doanh số tăng và củng cố giá trị thương hiệu, lòng tin đối với khách hàng.

Related

Thương mại điện tử tại Việt Nam - Kỳ 1: Thị phần và các loại hình TMĐT

Thương mại điện tử tại Việt Nam - Kỳ 1: Thị phần và các loại hình TMĐT

Thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam trong 2 năm trở lại đây (từ đầu 2011) đang có dấu hiệu khởi sắc, người dùng quan tâm nhiều hơn đến việc tham khảo giá và mua sắm online, các nhãn hàng, nhà cung cấp cũng như các shop đang dịch…

19/06/2013

In "Chuyện nghề"

Thời gian giao hàng ảnh hưởng thế nào đến website bán hàng trực tuyến?

Thời gian giao hàng ảnh hưởng thế nào đến website bán hàng trực tuyến?

Giao hàng là khâu không thể thiếu trong một chuỗi vận hành của một website bán hàng trực tuyến. Thế nhưng nếu bạn đã từng mua hàng online, bạn có thể nhận thấy thời gian giao hàng của mỗi đơn vị mỗi khác, có nơi thì 2 tiếng đã nhận…

20/06/2014

In "Chuyện nghề"

Đâu là trở ngại lớn nhất của TMĐT Việt Nam?

Đâu là trở ngại lớn nhất của TMĐT Việt Nam?

Hồi đầu tháng 12/2014, tôi có dự một cuộc toạ đàm với IFC (International Finance Corporation - thuộc World Bank) về các vấn đề xoay quanh thị trường TMĐT ở Việt Nam, tham dự có các ông lớn trong ngành như Cục TMĐT Bộ Công thương, Zamba (VCCorp), Peacesoft, IDG…

13/01/2015

In "Chuyện nghề"

Posted on 21/06/2013 by Tuấn Nguyễn. This entry was posted in Chuyện nghề and tagged e-commerce, muachung, tmđt. Bookmark the permalink.

« Thương mại điện tử tại Việt Nam – Kỳ 2: Các khó khăn trở ngại trong TMĐT tại Việt Nam

Ngày mai ăn khỏi trả tiền »

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét