Thứ Tư, 29 tháng 11, 2023

Tài liệu hướng dẫn hỗ trợ kĩ năng xã hội dựa trên học thuyết về WCC (Weak Central Coherence)

 Source: https://www.harryle.org/2023/11/bach-huong-dan-ho-tro-ki-nang-xa-hoi.html

Tài liệu hướng dẫn hỗ trợ kĩ năng xã hội dựa trên học thuyết về WCC


Như đã đề cập ở bài trước (Weak Central Coherence - một đặc điểm của trẻ tự kỉ), WCC là một học thuyết dù ra đời đã lâu, nhưng tới nay vẫn chưa đạt được sự thống nhất ở những vấn đề cốt lõi nhất: định nghĩa, tiêu chí chẩn đoán, công cụ chẩn đoán/đánh giá. Số lượng các nghiên cứu về WCC cũng rất ít. Do đó, cho tới nay, không có một chương trình can thiệp nào dán mác WCC mà đạt cấp độ "có bằng chứng khoa học" cả. 

Một vấn đề nữa của WCC là sự chồng lấp, giao thoa của các kĩ năng được coi là của WCC và các kĩ năng đã được nghiên cứu sâu rồi ở các học thuyết khác. Lấy ví dụ: trẻ không kết nối được các thay đổi nhỏ thành một "bức tranh lớn" thì chỉ lo nhìn mũi, nhìn mặt người khác, mà không chú ý mắt người ta đang nhướng lên, trán nhăn lại, là biểu hiện của người khác đang nổi giận. Nhưng những thứ về nhận diện cảm xúc như vậy thì các nhà nghiên cứu thuyết tâm trí đã làm rất tốt rồi. Một ví dụ khác: trẻ quá chú tâm vào giải các bài toán mà trẻ thích (chú ý chi tiết) mà không để ý là ngày mai phải làm bài thi cuối kì, phải ôn toàn bộ chương trình (quên cái tổng quát). Nhưng kĩ năng này thì các nhà nghiên cứu chức năng điều hành sẽ gọi là thiếu khả năng lập kế hoạch.

Do đó, Harry, trong khả năng hạn hẹp của mình, chỉ biết 2 giáo trình (một cuốn sách và một chương trình can thiệp) nhận là sử dụng cơ sở lý thuyết của WCC, từ đó, viết ra một số bài học rời rạc, hoặc tích hợp vào những curriculum khác nhau. Đó là 
  • Big Picture Thinking - Using Central Coherence Theory to Support Social Skills: A Book for Students (2011).
  • Social Thinking.
Đặc điểm chung của 2 tài liệu này đó là chúng không được xây dựng dựa trên nghiên cứu và cũng chưa được kiểm chứng tính hiệu quả bằng nghiên cứu. Nói như vậy nghĩa là thế nào? Nếu các anh chị đã coi qua những giáo trình can thiệp như PEAK (ABA) hay Unstuck and On Target! (executive function) thì sẽ thấy các bài học được soạn ra từ các protocol của các nghiên cứu trước đó, và khi tập hợp lại thành một curriculum hoàn chỉnh, chúng lại được kiểm chứng lại bằng các nghiên cứu độc lập. Sách Big picture thinking và các curriculum của Social Thinking không làm được điều này. Các nghiên cứu về WCC cho đến hiện nay (xin coi lại bài viết này) tập trung vô 3 hướng tiếp cận khác nhau, nhưng đều là những bước căn bản, "đơn giản", như đi từ kiểm tra, rèn luyện thị giác, thính giác, rồi cuối cùng là tới nhận diện, phân tích bối cảnh qua văn viết. Theo mình, các protocols trong các nghiên cứu trên phần nào thể hiện nỗ lực của các nhà nghiên cứu WCC trong 30 năm qua trong việc trả lời câu hỏi: đâu là những thành tố cấu thành và tiêu chí chẩn đoán WCC. Nói một cách khác, các kĩ năng cơ bản nêu trên là những kĩ năng tiền đề để hình thành năng lực phân tích bối cảnh. Một giáo án bài bản về WCC tốt (và dễ kiểm chứng) có lẽ nên được xây dựng từ những kết quả nghiên cứu này, hơn là đi thẳng vô bậc cao nhất của WCC là hỗ trợ kĩ năng xã hội cho trẻ có WCC.

Sách Big picture thinking 


Cảm nhận đầu tiên khi mình cầm trên tay cuốn này đó là "cẩu thả" trong khâu biên tập. Bạn có thể nhìn bìa sách và thấy ngay chức danh nghề nghiệp của tác giả bị viết thiếu: không phải là CCC (Certificate of Clinical Competence, chứng chỉ năng lực lâm sàng) mà phải là CCC-SLP (Certificate of Clinical Competence - Speech-Language Pathologist, nhà ngữ âm trị liệu có chứng chỉ năng lực lâm sàng). Phần trình bày của sách rất giống các handouts mà giáo viên lớp học thêm phát cho học viên: được trình bày bằng Word và có nhiều hình vẽ sơ sài. Nhà xuất bản phát hành cuốn này là AAPC là một nơi nổi tiếng làm sách ẩu, chứ không được như bộ 3 NXB uy tín trong mảng sách tự kỉ là Guildford, JPK và Brookes.

Như đã bàn ở trên, sách này không dựa trên nghiên cứu về WCC nên khi đọc phần tài liệu tham khảo, các anh chị sẽ toàn thấy các trích dẫn thứ cấp (secondary citation). Nghĩa là, nói theo một chừng mực nào đó, cô Colluci "xào" lại ý tưởng của những người đi trước mà thôi. Nhóm tài liệu mà cô lấy tưởng chủ yếu là các ý tưởng từ Social stories và các chiến lược khác trong chiến lược Social narratives.

Tuy vậy, với tinh thần đãi cát tìm vàng, ta thử xem qua ý tưởng của tác giả và nội dung các bài học một chút:
  • Về ý tưởng: chỉ qua cái tên sách, tạ đã thấy tác giả muốn trẻ tự kỉ nhìn thấy bức tranh toàn cảnh (big picture) của các tình huống xã hội. Đây rõ ràng là một mục tiêu khó, vì như đã bàn ở trên, tác giả hoàn toàn không có checklist hay một khâu nào để kiểm tra kĩ năng tiền đề WCC.
  • Về chiến lược: các bài học được viết dưới dạng văn bản (khái niệm, phân tích cái chưa phù hợp, đề xuất giải pháp), kèm một vài hình ảnh minh hoạ, để phân tích tình huống xã hội. Các nhóm chủ đề kĩ năng xã hội mà tác giả chọn gồm: cảm xúc (emotions), tự kiểm soát (self-control), hiểu quan điểm người đối diện (perspective-taking), giao tiếp (communication), quan hệ (relationships) và tương tác (interactions). 
Có thể thấy, chiến lược (stratery) mà cô Colluci chọn rất giống Social Stories và phần nào giống Social autopsy. Đây là các chiến lược có bằng chứng khoa học. Tức là về mặt cách làm (how to teach?), tác giả đã chọn cho chúng ta một hướng đi tốt. Về nội dung (what/when to teach?), tác giả không bắt đầu từ  các kĩ năng tiền đề của WCC, việc lựa chọn các nhóm kĩ năng cũng trùng lặp rất nhiều với các bài học của ToM, EF và đặc biệt là trùng lắp nhiều với SEL.

Tuy vậy, cá nhân Harry vẫn khuyến khích các anh chị có cuốn này vì giá hiện tại của sách này trên amazon chỉ chừng $3. Với $3, các anh chị đọc được hơn 200 trang tâm huyết của một nhà ngữ âm trị liệu, có "nguyên liệu" để dạy vài chục kĩ năng xã hội, để viết rất nhiều câu chuyện xã hội. Xin lưu ý, tác giả đề xuất sách dành cho trẻ 5 tuổi trở lên, ở đây, phải hiểu 5 tuổi tức là 5 tuổi phát triển, nghĩa là trẻ phải có năng lực ngôn ngữ, tư duy của trẻ 5 tuổi phát triển bình thường.

Social Thinking

Harry đã viết rất nhiều bài giới thiệu về Social Thinking (ST), các anh chị chưa quen thuộc với ST thì có thể bắt đầu từ bài này. ST có thể nói là một "hệ sinh thái" các giáo trình can thiệp kĩ năng xã hội cho mọi lứa tuổi. Họ thường khuyến khích mọi người tích hợp nhiều sách vở, giáo trình của họ với nhau. Điểm đặc biệt của ST là họ cố gắng chứng minh hướng tiếp cận của họ là có cơ sở khoa học, toàn diện. Chính vì "toàn diện" nên dĩ nhiên họ có hẳn một mục diễn giải cách họ nâng đỡ các bé có WCC thông qua các tài liệu ST như thế nào. Xin coi hình dưới đây (nguồn từ website ST, 2022):


Có thể thấy, ST khuyến khích chúng ta (layer 6) sử dụng các sách vở của họ là Social Detective, Social Thinking and Me và We Can Make It Better!. Harry chưa xài cái nào trong 3 quyển này. Các chiến lược mà họ sử dụng (layer 4) trong các sách vở trên không phải là social stories như sách của cô Colluci, mà là các chiến lược "đặc trưng" của ST (nghĩa là bạn không thể tìm thấy các tên gọi đó trong các nghiên cứu đâu, vì nhóm ST đã dựa trên các nghiên cứu và đặt lại tên rồi). Và cũng như đã bàn nhiều lần, sẽ rất khó để kiểm chứng tính hiệu quả của cách tiếp cận này. Ai xài rồi, thấy được hay không thì tự biết, chứ các nhà nghiên cứu chưa nói gì.

Tổng kết
  • Hiện chưa có giáo trình WCC nào được phát triển từ các nghiên cứu cơ bản, cũng không có giáo trình nào hỗ trợ trẻ WCC được kiểm chứng.  
  • Các tài liệu tự nhận là hỗ trợ trẻ có WCC đều không được kiểm chứng bởi một nhóm độc lập, dựa vào các chiến lược nổi tiếng như social stories (vốn đã được chứng minh là hỗ trợ rất tốt cho trẻ yếu ToM và EF).
  • Có nên mua Big Picture Thinking? Có, vì rẻ, nhiều ý tưởng xài được. 
  • Có nên theo đuổi 3 bộ sách Social Thinking? Có điều kiện (thì giờ, tiền bạc) thì mua, không thì thôi.
  • Vậy Harry làm gì để hỗ trợ con? 
    • Harry tìm coi có những trò chơi, hoạt động nào na ná các protocols từ các nghiên cứu cơ bản về WCC → chơi cùng con.
    • Đọc hiểu, phân tích bối cảnh qua văn bản được dạy rất kĩ ở trường học, nhất là chương trình gifted → con của Harry đang học chương trình này. Harry mua nhiều sách, đọc sách, thảo luận cùng con.
    • Dạy ToM, EF và SEL → bổ sung các món này cũng là năng lực phân tích bối cảnh tăng lên.
    • Mua các sách trên (Big Picture Thinking, Social thinking) để tham khảo.

Thứ Ba, 28 tháng 11, 2023

Tư duy của Charlie Munger về việc học, các kỹ năng & ứng dụng kiến thức vào thực tế

 Nguồn: https://thenavigatorvn.substack.com/p/nghe-thuat-lua-chon-co-phieu-phan

Hôm nay tôi sẽ chơi một mẹo nhỏ với các bạn bởi vì chủ đề cuộc nói chuyện của tôi là nghệ thuật lựa chọn cổ phiếu, một phân nhánh nghệ thuật của trí tuệ phổ quát (worldly wisdom). Việc này cho phép tôi bắt đầu nói về trí tuệ phổ quát, một chủ đề rộng hơn nhiều mà tôi quan tâm bởi vì tôi nghĩ rằng trong tất cả những thứ ấy, có quá ít thứ được truyền đạt bởi hệ thống giáo dục hiện đại, ít nhất là theo một cách thức hiệu quả.

Và do vậy, cuộc nói chuyện sẽ diễn ra theo cách mà một số nhà tâm lý học hành vi gọi là quy tắc Grandma (Grandma’s rule), được dựa theo sự thông thái của Grandma khi bà đã nói rằng “Nên ăn cà rốt trước khi ăn món tráng miệng”. Phần Cà rốt trong bài nói chuyện này là về chủ đề chung của trí tuệ phổ quát, đây là một cách khá hay để bắt đầu. Rốt cuộc, lý thuyết của giáo dục hiện đại là bạn cần một nền tảng giáo dục căn bản (general education) trước khi đi vào việc chuyên môn hóa (specialize). Và tôi nghĩ ở một mức độ rộng nào đấy, trước khi bạn trở thành một người chọn lựa cổ phiếu xuất chúng (a great stock picker) thì bạn cũng cần phải có một nền tảng giáo dục căn bản. Vì thế, để nhấn mạnh điều mà đôi khi tôi gọi một cách hơi gượng gạo là trí tuệ phổ quát dành cho người chậm tiêu (remedial worldy wisdom), tôi sẽ bắt đầu bằng cách khởi động các bạn thông qua một vài khái niệm cơ bản (basic notions).


Trí tuệ phổ quát là gì (what is elementary, worldly wisdom)? Chà, quy tắc đầu tiên đó là bạn không thể thực sự hiểu biết được bất cứ thứ gì nếu chỉ dựa vào việc ghi nhớ các sự việc độc lập (isolated facts) và sau đó là cố gắng hồi tưởng mạnh mẽ chúng (bang ‘em back). Nếu các sự việc không liên kết với nhau trên một mạng liên kết tư duy (lattice of theory) thì bạn sẽ không có được chúng ở dạng thức có thể sử dụng được.


Bạn phải có các mẫu hình (models) trong đầu. Và bạn phải sắp xếp các trải nghiệm của mình cả gián tiếp lẫn trực tiếp dựa trên mạng lưới các mô hình trí tuệ này (latticework of models). Bạn có thể nhận thấy những sinh viên chỉ cố ghi nhớ và gợi lại những gì đã nhớ. Và, họ đã thất bại ở trường học và cả trong trường đời. Bạn phải gắn kinh nghiệm của bản thân vào một mạng lưới các mô hình trí tuệ ngay trong đầu bạn.


Các mô hình này là gì? Vâng, quy tắc đầu tiên là bạn phải có nhiều mô hình (multiple models) bởi vì nếu bạn chỉ có một hay hai để sử dụng thôi thì bản chất tâm lý loài người trong bạn sẽ gượng ép thực tế để nó phù hợp với mô hình của chính bạn hoặc ít nhất là giống như bạn đang nghĩ vậy. Lúc này, bạn giống như một nhà chữa trị vận động bằng tay (chiropractic), đương nhiên, là một kẻ tồi nhất trong y thuật (great boob in medicine). Việc này khá giống một câu nói xưa củ, “Đối với người đàn ông đang cầm búa trong tay, mọi vấn đề sẽ trông giống như một cái đinh” Và đương nhiên, đó là cách mà các chiropractic xúc tiến việc thực hành y học. Nhưng đó là một cách suy nghĩ hoàn toàn thảm hại và là một cách thảm hại hoàn toàn để vận hành thế giới này. Vì vậy, bạn cần phải có nhiều mô hình. Và các mô hình này phải xuất phát từ nhiều nhánh học thuật (multiple disciplines) bởi vì tất cả sự khôn ngoan của thế gian này thì không thể được tìm thấy trong một số ít khoa hàn lâm (academic department). Đấy là lý do tại sao các nhà thơ (poetry professors), nói chung, rất không khôn ngoan theo nghĩa thực/trần tục (worldly sense). Họ đã không có đủ các mẫu hình trong tâm trí mình. Vì vậy bạn phải có các mô hình được sắp xếp hợp lý trên một loạt các nhánh học thuật.


Bạn có thể nói, “Má ơi 😊) (my god), khó vãi ra”, Nhưng may thay, điều đó không khó lắm bởi vì 80 hoặc 90 mẫu hình quan trọng sẽ chiếm đến khoảng 90% lực đẩy (freight) trong việc biến bạn thành một người thông thái, trong khi trong số đó chỉ có một lượng nhỏ giới hạn mới thực sự rất khó nhằn mà thôi. Vì thế, hãy xem xét một cách ngắn gọn những loại mô hình và kỹ thuật nào đóng vai trò hình thành nên thứ kiến thức cơ bản mà mọi người phải có trước khi họ trở nên thực sự giỏi trong một lĩnh vực nghệ thuật đặc thù nào đấy giống như việc lựa chọn cổ phiếu.


Đầu tiên là toán học. Rõ ràng, bạn phải có khả năng xử lý số liệu (handle numbers) và số lượng theo toán học cơ bản. Và mô hình hữu hiệu nhất đó là toán học hoán vị và tổ hợp sơ cấp (elementary math of permutations and combinations). Chúng đã được dạy vào những ngày tôi còn học năm hai ở trường trung học (sophomore year). Tôi cho rằng hiện nay ở các trường tư thục tuyệt vời (great private schools), có lẽ nó đã được dạy từ lớp 8 hoặc thấp hơn thế. 

Chúng là đại số rất đơn giản. Tất cả đã được giải quyết trong thời gian có khóa học về Pascal và Fermat. Chúng được trình bày một cách tình cờ theo một loạt các chữ cái. Nó không khó để học. Điều khó để có được chúng là bạn phải sử dụng chúng thường xuyên gần như là hàng ngày trong đời mình. 

Hệ thống Fermat/Pascal phù hợp đáng kể (dramatically consonant) với cách mà thế giới đang vận hành. Và đó là sự thật rất cơ bản. Vì vậy bạn đơn giản là phải có kỹ thuật này.

Có nhiều tổ chức giáo dục (tuy không đầy đủ) đã nhận ra được điều này. Tại trường kinh doanh Harvard, điều tuyệt vời nhất về số lượng đã gắn kết lớp học năm nhất với nhau đó là lý thuyết cây quyết định (dicision trees). 

Tất cả những gì họ làm là sử dụng đại số trung học (high school algebra) và áp dụng nó vào các vấn đề thực tế trong cuộc sống. Và các sinh viên đã yêu thích nó. Họ đã ngạc nhiên khi thấy rằng đại số trung học thực sự ứng dụng trong cuộc sống. 

Nhìn chung, khi nó hoạt động, mọi người không thể thực hiện điều này một cách tự nhiên và tự động. Nếu bạn hiểu tâm lý học cơ bản, lý do họ không thể thì thực sự khá đơn giản: Mạng lưới nơ ron thần kinh cơ bản của bộ não thông qua sự di truyền tự do (broad genetic) và tiến hóa văn hóa (cultural evolution) đã sử dụng một kiểu ước tính giản đơn (rude) và ngắn gọn (shortcut). 

Và nó không phải là Fermat/Pascal, nó chỉ chứa các yếu tố của Fermat/Pascal trong đó. Tuy nhiên, nó không thực sự tốt cho lắm. Vì vậy bạn phải học những kiến thức toán học căn bản này theo cách có thể sử dụng và phải sử dụng chúng thường xuyên trong cuộc sống-giống kiểu như nếu bạn muốn trở thành một golfer chuyên nghiệp, bạn không thể sử dụng cú Swing một cách bản năng theo sự tiến hóa tự do (broad evolution) mang lại. 

Bạn phải học cách cầm gậy chắc chắn và xoay theo nhiều cách khác nhau để cảm nhận được khả năng đầy đủ của cú quả như một golfer vậy. Nếu bạn không có được những điều cơ bản này thì toán học cơ bản cũng có khả năng (probability) đi vào trong cảm thụ (repertoire) của bạn (nhưng hơi không được tự nhiên) để rồi sau đó bạn trải qua một cuộc đời dài giống như một người đàn ông chỉ có một cái chân nhưng lại đang tham gia trò chơi đá đít vậy (ass-kicking contest). Bạn đang mang lại lại thế rất lớn cho những người khác.


Một trong những lợi thế rất lớn của một người như Buffett, người mà tôi đã làm việc trong suốt những năm qua, đó là anh ta luôn tự động suy nghĩ theo mô hình cây quyết định (decision trees) và toán học hoán vị và tổ hợp…


Đương nhiên, bạn phải biết về kế toán. Nó chính là ngôn ngữ của thực tế kinh doanh. Nó là thứ rất hữu ích để truyền tải nền văn minh. Tôi đã từng nghe nói rằng nó đến với nền văn minh thông qua Venice, một nơi được xem là cường quốc thương mại lớn nhất ở Địa Trung Hải (Mediterranean). Tuy nhiên, sổ sách kế toán kép lại là một thứ phát minh tồi tệ (hell of an invention). Kế toán cũng không khó để đọc hiểu. Nhưng bạn phải thông hiểu đủ để nhận ra được những hạn chế của nó – bởi vì mặc dù kế toán là điểm khởi đầu nhưng nó chỉ là một phép ước chừng thô sơ (crude approximation). 

Và không khó để nhận biết được các hạn chế của nó. Ví dụ, mọi người đều có thể nhận thấy rằng bạn đã ít nhiều dự đoán thời gian sử dụng hiệu quả của một chiếc máy bay hay bất cứ cái gì tương tự thế chỉ bởi vì bạn thể hiện tỉ lệ khấu hao theo những con số khéo léo mà bản thân chúng không tạo nên bất cứ thứ gì bạn thực sự biết được.

Xét về những hạn chế của kế toán, một trong những câu chuyện yêu thích của tôi liên quan tới một doanh nhân vĩ đại tên là Carl Braun, người đã sáng lập công ty CF Braun Engineering. Công ty chuyên thiết kế và xây dụng nhà máy lọc dầu, một việc rất khó để thực hiện. 

Và Braun sẽ hoàn thành đúng hạn, an toàn và đạt hiểu quả…Đấy là một nghệ thuật lớn. Braun thông qua kỹ thuật Teutonic đã nhận ra những con số không minh bạch. Và một trong số đó là khi ông ấy nhìn vào các tiêu chuẩn kế toán và cách thức áp dụng chúng vào việc xây dựng các nhà máy lọc dầu và ông ấy nói, “Thật lố bịch (this is asinine)”. Vì thế ông ấy đã tống cổ (throw out) hết các kế toán rồi mang các kỹ sư của mình tới và nói “bây giờ, chúng ta sẽ nghĩ ra hệ thống kế toán riêng của mình để xử lý quá trình này”. 

Trong thời gian sau đấy thì kế toán đã áp dụng rất nhiều quan điểm của Carl Braun. Vì thế ông ấy đã trở thành một người đáng gờm (formidably willful) và đầy tài năng, người đã chứng minh được tầm quan trọng của cả việc kế toán và việc biết được những hạn chế của nó.


Ông ấy cũng có một quy tắc khác (theo tâm lý học), mà nếu bạn quan tâm tới trí tuệ thì nó phải là một phần cảm thụ của bạn-giống như toán học hoán vị và tổ hợp cơ bản vậy. Quy tắc của ông ấy áp dụng cho việc giao tiếp của toàn công ty và được gọi là quy tác 5 W – bạn phải nói được Ai (Who) đang làm Gì (What), ở đâu (Where), Khi nào (When) và Tại sao (Why). 

Nếu bạn viết một bức thư hoặc trực tiếp chỉ đạo ai đó làm việc gì trong công ty mà lại không nói cho họ biết tại sao thì bạn sẽ bị sa thải đầu tiên. Sự thật là bạn sẽ bị sa thải nếu bạn làm việc này lần thứ hai. Bạn có thể hỏi tại sao nó lại quan trọng như vậy? Chà, đấy là một quy tắc tâm lý, bạn sẽ suy nghĩ tốt hơn nếu như bạn sắp xếp được kiến thức dựa trên các mô hình với các câu trả lời đơn giản cho câu hỏi WHY, WHY, WHY. Nếu bạn luôn luôn nói cho một ai đó rằng tại sao thì họ sẽ hiểu nó một cách tốt hơn, họ sẽ xem nó quan trọng hơn, và họ sẽ hầu như dễ chấp nhận hơn. Ngay cả khi họ không hiểu được lý do của bạn thì họ cũng sẽ dễ chấp nhận hơn.

Vì vậy, có một quy tắc cứng (iron rule) rằng khi bạn muốn bắt đầu có được trí tuệ phổ quát bằng cách đặt câu hỏi tại sao, tại sao, tại sao trong việc giao tiếp với những người khác về mọi thứ, thì bạn phải luôn muốn thêm vào tại sao, tại sao, tại sao nữa. Ngay cả khi nó có vẽ hiển nhiên, sẽ khôn ngoan khi thêm vào câu hỏi Why.


Những mô hình nào là đáng tin cậy nhất? 

Chà, hiễn nhiên, những mô hình đến từ khoa học và kỹ thuật nghiêm túc thì đều là những mô hình đáng tin cậy nhất trên trái đất này. Và việc kiểm soát chất lượng kỹ thuật (ít nhất theo những gì tinh túy trong đấy cho bạn và tôi, những người không phải là chuyên gia kỹ thuật) thì dựa khá nhiều vào cơ sở của toán học Fermat và Pascal. 

Nó tốn kém rất nhiều và bạn sẽ có ít khả năng bị phá vỡ nếu bạn chi tiêu nhiều như vậy. Tất cả đều là toán học căn bản của phổ thông. Và một chút rắc rối (elaboration) của chúng là những gì mà Deming đã mang tới Nhật Bản nhằm phục vụ cho việc kiểm soát chất lượng.

Tôi không cho rằng hầu hết mọi người cần phải thấy hết sức khó khăn (terribly facile) trong việc hiểu các thống kê. Ví dụ, Tôi không chắc rằng tôi có thể đọc hiểu được hàm phân phối Poisson (Poisson distribution). Nhưng tôi biết phân phối Gaussian và những hàm phân phối bình thường sẽ như thế nào và tôi biết rằng các sự kiện cũng như các khía cạnh lớn của thực tế cuối cùng cũng được phân phối theo cách đó. 

Vì vậy tôi có thể làm một phép tính toán sơ bộ (rough calculation). Nhưng nếu bạn yêu cầu tôi giải đáp một điều gì đấy liên quan tới hàm phân phối Gaussian đến tận 10 chữ số thập phân thì chắc tôi không thể ngồi xuống và giải toán được. 

Tôi giống như một người chơi bài, người học để chơi tốt hơn mà không thành thạo Pascal vậy. Và nhân tiện, việc này hoạt động đủ tốt. Nhưng bạn phải hiểu rằng đường cong hình chuông (bell-shaped curve) ít nhất cũng khá tương ứng với kết quả tôi tính toán. Đương nhiên, cái ý tưởng kỹ thuật về một hệ thống dự phòng (backup system) là một ý tưởng rất mạnh. 

Ý tưởng kỹ thuật về các điểm gãy (breakpoints) cũng là một mô hình rất mạnh mẽ. Khái niệm khối lượng xuất phát từ vật lý cũng là một mô hình tuyệt vời.

Tất cả những điều này đều có khả năng ứng dụng tuyệt vời vào trong việc nhìn nhận thực tế thông thường. Tất cả các phân tích chết tiệt về chi phí-lợi ích này cũng đều là đại số của bậc trung học. Nó chỉ được làm màu (dolled up) một chút với những biệt ngữ lạ mà thôi.

Tôi cho rằng các mô hình đáng tin cậy tiếp theo là từ sinh học/sinh lý học (biology/physiology) bởi vì nói cho cùng thì tất cả chúng ta đều đang được lập trình bởi chính sự phối hợp của các gen. Và đương nhiên, khi bạn đi vào tâm lý học thì sẽ thấy nó rất phức tạp (much more complicated). 

Nhưng đó là một chủ điểm vô cùng quan trọng nếu bạn muốn đi tới bất kỳ một mảng trí tuệ nào. Bạn có thể chứng minh luận điểm này khá đơn giản: Không có ai trong căn phòng này xem rõ được việc làm của một nhà ảo thuật gia rất bình thường, người không thấy nhiều thứ xảy ra mà không xảy ra và không thấy nhiều thứ xảy ra đang xảy ra và cái lý do tại sao mà bộ máy nhận thức của con người lại có lối tắt trong đó.

Não bộ không thể có được một mạng mạch không giới hạn (unlimited circuitry). Vì thế, một người biết cách tận dụng những lối tắt này và khiến não bộ tính toán sai theo những cách nhất định có thể khiến bạn thấy những thứ không tồn tại lại hiện diện ngay đó. 

Bây giờ bạn có được chức năng nhận thức (cognitive function) phân biệt với chức năng tri giác (perceptual function). Và ở đó, bạn có khả năng bị đánh lừa cao hơn. Một lần nữa, não bộ của bạn bị thiếu mạng mạch và cứ thế nó tiếp nhận đủ loại lối tắt tự động. Vì vậy, khi hoàn cảnh kết hợp theo những cách nhất định hoặc phổ biến hơn, thì con người của bạn bắt đầu hành động giống như bị một nhà ảo thuật thao túng một cách có chủ đích bằng cách gây ra rối loạn chức năng nhận thức của bạn, bạn trở nên như một con Lừa vậy (patsy). 

Và vì vậy, giống như việc một người làm việc với một công cụ nào đấy cần phải biết được hạn chế của nó thì một người làm việc với nhận thức của mình phải biết được hạn chế của nó. Nhân tiện đây, kiến thức này có thể được sử dụng để kiểm soát hoặc thúc đẩy người khác đấy nhé…

Vì vậy, phần hữu ích và thiết thực nhất của tâm lý học mà cá nhân tôi nghĩ có thể được dạy cho bất kỳ người thông minh nào trong 1 tuần là quá đổi quan trọng (ungodly important). Và không ai dạy chúng cho tôi theo cách đấy. Tôi đã phải học chúng sau này trong cuộc sống, từng chút một tại từng thời điểm. Và nó khá là tốn công sức (fairly laborious). 

Điều này mặc dù rất cơ bản nhưng khi tất cả đã kết thúc, tôi cảm thấy mình như một gã gốc vậy. Và vâng, tôi đã được học tại Cal Tech và Trường Luật Harvard…là những nơi rất nổi tiếng đã giáo dục sai lầm nhiều người giống như bạn và tôi.

Phần cơ bản của tâm lý học-Tâm lý học đằng sau những đánh giá sai lầm (the psychology of misjudment) như tôi nhắc tới là điều cực kỳ quan trọng để học hỏi. Có khoảng 20 nguyên tắc nhỏ và chúng tương tác với nhau, vì vậy chúng hơi phức tạp. Nhưng những tinh túy (the guts) trong ấy thì quan trọng cùng cực. 

Những kẻ thông minh khiến nhiều người mắc sai lầm hoàn toàn bằng cách làm họ không chú ý tới nó. Thực tế, tôi đã làm điều này khá nhiều lần trong hai hoặc ba năm qua theo một cách rất quan trọng. Bạn không bao giờ thấy tốt hoàn hảo qua những sai lầm ngớ ngẫn.


Có một câu nói khác xuất phát từ Pascal mà tôi luôn coi là một trong những quan sát thực tế chính xác trong lịch sử tư tưởng. Pascal đã nói nguyên văn “Tâm trí con người cùng một lúc chứa cả niềm vinh quang (glory) và nổi hổ thẹn (shame) của vũ trụ”. 

Điều này hoàn toàn chính xác. Nó có sức mạnh to lớn. Tuy nhiên, nó cũng có những trục trặc (malfunctions) nên thường gây ra những kết luận sai lầm. 

Nó cũng làm cho một người bị thao túng bởi người khác. Ví dụ, gần nữa số quân đội của Adolf Hitler gồm tập hợp những người tín hữu công giáo. Nên việc đưa ra đủ những thao túng tâm lý một cách thông minh thì những gì con người sẽ làm là khá thú vị. 

Theo một cách cá nhân, tôi đã nhận ra vấn đề vì vậy bây giờ tôi sử dụng một loại phân tích song hành (two-track analysis). 

Đầu tiên, xem xét một cách hợp lý thì các yếu tố nào thực sự chi phối các lợi ích liên quan? 

Và thứ hai, những ảnh hưởng của tiềm thức trong não bộ ở một cấp độ tiềm thức đang tự động làm những việc mà nói chung thì rất hữu ích nhưng lại thường bị trục trặc là gì?  

Có một cách tiếp cận là: Bằng cách đánh giá lợi ích thực tế, xác xuất xảy ra…và cách khác là đánh giá các yếu tố tâm lý gây ra các kết luận tiền thức, mà nhiều trong số chúng là sai.

Bây giờ chúng ta đến với một dạng kinh tế vi mô trong trí tuệ con người ít đáng tin cậy hơn. Và ở đây, tôi thấy nó khá hữu ích để nghĩ về nền kinh tế thị trường tự do hoặc nền kinh tế thị trường tự do một phần như là tương đồng với một hệ sinh thái. 

Đây là một cách suy nghĩ không hợp thời bởi vì vào những ngày sau khi Darwin xuất hiện, một số người chẳng hạn như những lãnh chúa có thế lực cho rằng học thuyết (doctrine) về sự sống còn của kẻ mạnh nhất đã chứng minh họ xứng đáng có được sức mạnh như từng biết, “ta là người giàu nhất, do vậy ta là tốt nhất. Chúa ở trong thiên đàng của ta,…” Và phản ứng đó của những tên này đã gây cho mọi người một suy nghĩ rằng sẽ là không hợp thời khi nghĩ một nền kinh tế như là một hệ sinh thái. 

Nhưng sự thật là nó rất giống một hệ sinh thái. Và bạn nhận được nhiều kết quả tương tự như vậy.

Chỉ khi ở tong một hệ sinh thái, những người với chuyên môn hẹp mới trở nên cực giỏi trong việc chiếm lĩnh một lĩnh vực ngách nào đấy. 

Tương tự như động vật sinh trưởng trong các hang hốc, những người chuyên về kinh doanh thu được kết quả rất tốt bởi vì họ tập trung một cách thường xuyên nhằm tìm ra điều tốt đẹp của nền kinh tế, thứ mà họ sẽ không làm được nếu tiến hành theo bất kỳ cách nào khác. 

Và một khi chúng ta đi vào nền kinh tế vi mô, chúng ta sẽ bắt gặp khái niệm về lợi thế quy mô.

(Trích dịch từ bài nói chuyện “The Art of Stock Picking” của Charlie Munger)


Phần 2: https://thenavigatorvn.substack.com/p/nghe-thuat-lua-chon-co-phieu-phan-6f0