Không phải chỉ doanh nghiệp Việt, investment banker Việt miệt mài bán trái phiếu. Mỹ bán trái phiếu nguyên tháng 8.
Nhìn biểu đồ.
Lợi tức trái phiếu là món ảnh hưởng:
* Chính phủ, doanh nghiệp vay đắt hơn.
* Chi phí dùng vốn vay tăng cao => giảm lãi => giảm bonus. May quá 2020 không có bonus khỏi tính.
* Cạnh tranh vốn với cổ phiếu, vàng, hợp đồng thương phẩm, các phái sinh.
* Lãi cá nhân đi vay / cho vay.
* Nợ xấu.
* Ảnh hưởng qua lại lãi suất chiết khấu. Lãi suất chiết khấu ảnh hưởng mọi thứ: mô hình định giá tài sản dạy trong quyển Equity CFA level 2, mô hình định giá fixed income dạy trong quyển Fixed Income CFA level 1, tất cả các phái sinh, chi phí cơ hội của mọi loại tài sản, mọi sản phẩm vay.
Rủi ro lợi tức KHÔNG thể phòng hộ bằng cách đa dạng hoá danh mục bằng cách đầu tư nhiều tài sản khác nhau (tương quan correlation ρ gần -1).
Lý thuyết dạy phòng hộ rủi ro lãi suất với cách cơ bản nhất, dễ hiểu nhất thì xem trong hình.
Này dạy cho sinh viên năm 2 cử nhân tài chính. Này toán lớp 3 phổ thông, chưa cần dùng đạo hàm từng phần đa biến như Options.
Lý thuyết dạy phòng hộ rủi ro là:
Đang là chủ nợ (cầm trái phiếu / mortgage / fixed income / CLO),
sợ lợi tức lên,
thì huy động bằng sản phẩm nợ,
với rủi ro lãi suất sản phẩm huy động bằng rủi ro lãi suất mình đang cho vay.
Khi đó, [phần lợi từ huy động XONG RỒI giá lên] bù (offset) [lỗ giá sản phẩm nợ đang cầm].
Cổ phiếu thì còn giữ để giữ quyền biểu quyết nếu đáng kể.
Cho người ta vay thì giữ quyền lôi người ta ra toà, hưởng thứ tự ưu tiên thanh lý tài sản trả nợ (seniority of claim).
Cầm quyền này làm gì.
Lợi tức thấp quá, và
FED bảo kê.
Thì bán trái, mua trứng.
Bán trái thì giá trái giảm.
Giá trái giảm thì lợi tức lên.
Lợi tức lên thì vàng giảm.
Bond yield Mỹ rớt, Vàng lên https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10159603398253268&id=702663267
Bond yield Mỹ tăng, Vàng giảm? https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10159600800338268&id=702663267
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét