Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2018

Coin

Bitcoin khác chứng khoán, vàng, và thương phẩm (commodity).

* Chứng khoán đi theo fundamentals; cho dù có độ trễ, lái giá, hay không hiệu quả cũng sẽ điều chỉnh trở về fundamentals. Bitcoin dựa trên lạm phát hồi quy (recursive) của chính nó.
* Trong kim bản vị (gold standard), trữ lượng vàng con người khai thác được có giới hạn. Giới hạn của Bitcoin là cấu trúc dữ liệu và khả năng (computational power) của máy.
* Các nhà nước muốn kềm lạm phát đồng tiền (fiat money). Bản chất giá trị của Bitcoin là lạm phát.

Rủi ro chính của Bitcoin:

1. Rủi ro chính trị: Các Ngân Hàng Trung Ương đương nhiên không ưa Bitcoin. Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam đã cảnh báo tính hợp pháp rất nhanh.

2. Rủi ro an ninh. Và khi hack thì không có cơ quan quản lý hay asset manager nào bảo vệ.

3. Rủi ro thanh khoản: Khi muốn bán ra thì có chắc bán được không. Cho là đã bán thành tiền mặt thành công thì lần tới có lại bán được không.
Thuế thu nhập và việc chuyển tiền bất hợp pháp khỏi quốc gia thì đương nhiên khỏi bàn.

4. Rủi ro bị thay thế bởi sản phẩm khác. Khi sản phẩm thay thế tăng quy mô (scale) nhanh lên thì quay lại (3).

Còn rủi ro giá thì thấp hơn các rủi ro trên. Lý do: trên lý thuyết, mining tạo ra lạm phát (geometric series nên chỉ tiệm cận cap), cho dù độ khó của block tăng lên nhiều rồi.

Thế thì hỏi dự phóng giá làm gì nhỉ?

Không tính lúc nó sụp vì hack thì bitcoin có correlation cao nhất với USD/VND, quay qua uống ngụm nước quay lại thấy nó tăng.



Khi Bitcoin trở về 0 thì thằng ngu làm gì.

Đến Q3 2017 thì còn hỏi câu "giá trị của Bitcoin là gì?" được chứ giờ không cần hỏi nữa.

Tiền ở đâu ra?
Dân chỉ cần quan tâm 2 điều cơ bản:
1. Một nhóm người phát hành và đảm bảo tiền đó có giá trị.
2. "Nhóm người" là chính phủ đương thời thì dân nhắm mắt đưa chân hơn một nhóm doanh nghiệp hay nhóm cá nhân nào đó. Muốn lượng hoá thì mua dữ liệu của S&P, Moody's, Fitch, cơ quan quản lý Tàu, Equifax, Experian... 
Chưa thấy dân nước nào đòi gì hay ho hơn.

Chuyện tờ giấy tiền là tờ nợ thì là vấn đề kỹ thuật của fiat money. Không quan tâm thì kệ nó; (làm như đó giờ có quan tâm).

Chính phủ có phá sản không? Có. Chính phủ Iceland phá sản năm 2008.

Bitcoin thoả (1), nhưng còn những nỗi lo:
* Bị hack.
* Có sự cố mang tính hệ thống thì "nhóm người" đứng sau Bitcoin có đứng ra đảm bảo không? Chưa xảy ra chưa biết.

Đến tháng 12 2017, Bitcoin Futures ra thì thoả luôn (2). CBOE hoạt động dưới sự ràng buộc pháp lý của chính phủ đương thời Hoa Kỳ.
Khi Bitcoin Futures ra đời thì
A. Bitcoin xuống vẫn lãi được. 
B. Có sự cố xảy ra thì CBOE đứng ra giải quyết. Bị hack là chuyện của CBOE.
Hệ quả của B: Độ ảo pháp lý của Bitcoin Futures ngang độ ảo pháp lý của tờ tiền; độ thật pháp lý của Bitcoin Futures ngang độ thật pháp lý của tờ tiền.

Thằng ngu như tác giả status này chỉ còn quan tâm 2 chuyện chính:
1. Nó lên hay xuống sau khi mình vào vị trí (enter position).
2. Thanh khoản thị trường đủ nuốt (absorb) hàng mình bắn ra không.
Đã ngu còn nghèo thì sướng hơn nữa, không cần lo chuyện (2) luôn.

Có sợ độc quyền (monopoly) không? Có CME & NASDAQ.

Câu hỏi "giá trị Bitcoin là gì" trả về cho các triết gia và status sư. Tự vấn vấn đề không cần quan tâm không làm ta bớt nghèo.

Chẳng may Bitcoin mà trở về 0 khi đang short là ăn khẳm luôn. Còn cầu chuyện đó xảy ra lộ lộ vì case đó dễ hơn đoán đỉnh. Như mọi khi, tuổi nhỏ làm việc nhỏ, hí hí.

*******
DỰ ĐOÁN TƯƠNG LAI 
Dự đoán tương lai rất dễ.
Đó là lý do tại sao nó rất khó. Bởi hầu hết chúng ta muốn tìm kiếm một câu trả lời phức tạp. Trong khi đó câu trả lời lại cực kỳ đơn giản.
Nếu bạn để ý, trong giai đoạn nhảy vọt từ thủ công (manual) tới công nghiệp (industrial), "máu" của cuộc cách mạng công nghiệp là Dầu mỏ. Bởi nó là thứ vận hành nên các động cơ, máy móc chạy bằng xăng trên toàn cầu.
John D. Rockefeller trở thành người giàu nhất hành tinh sau khi nắm giữ và kiểm soát được loại "máu" này. Đó cũng là khi xe chạy bằng xăng được sản xuất số lượng lớn (mass production).
Cứ mỗi khi có cuộc nhảy vọt / cách mạng, người nắm giữ và kiểm soát "máu", là người chiến thắng.
Bạn cũng sẽ thấy, trong ngành Y học, sau khi Phẫu thuật lên ngôi, máu người cũng trở thành một ngành công nghiệp rất phát triển. Chiếm đến 0.9% tổng kim ngạch xuất khẩu (ngang với Petrolium Gas và Kim cương. Và cũng là lý do mỗi khi bạn đến bệnh viện và bị bệnh gì câu trả lời của bác sĩ thường nghiêng về Phẫu thuật. => Máu.
Tương tự, khi chiến tranh không còn sử dụng Kiếm nữa mà chuyển sang Súng. "máu" của chiến tranh là bột súng (Gun Powder). Bên giàu nhất không phải bên sản xuất súng mà là bên sản xuất bột súng.
Trong thời buổi Internet, Data là máu. Bên nắm giữ Data là bên giàu nhất (Google, Facebook, Amazon).
Trước đó, "máu" ở đây là thông tin và nắm giữ bởi công ty truyền thông (media). Và Media kiểm soát toàn bộ sự lưu thông.
Chưa bao giờ chúng ta có nhiều dữ liệu để dự đoán tương lai như trong thời điểm hiện tại trong lịch sử. Mọi thứ trở nên quá rõ ràng. Vấn đề là thời gian.
Nếu bạn phát hiện ra các cuộc cách mạng tiếp theo, và nắm giữ MÁU, bạn sẽ giàu.
Để mình gợi ý.
Cuộc cách mạng tiếp theo sẽ có sức công phá mạnh hơn cả so với Cách mạng công nghiệp hay Internet.
Và nó không hề khó đoán. Nó rất rõ ràng. Cuộc cách mạng công nghệ mà có thể đảo lộn được tứ trụ

1. Hệ thống Banking toàn cầu
2. Hệ thống độc quyền Data bởi Sillicon Valley Corporations
3. Hệ thống Government
4. Hệ thống Store of Value ngàn năm nay (vàng, bạc) -- 8 ngàn tỷ USD

Nếu bạn nắm giữ được "máu" của cuộc cách mạng sắp tới này. Bạn sẽ giàu.
Sẽ không quá khó để nhìn thấy giá Bitcoin > 1 triệu USD trong những năm tới.

Copy source: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1669317739838704&set=a.237006729736486&type=3

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét