Lại có bạn nói xấu vì sao mảng bán hàng xuyên biên giới (cross-border) của Lazada toàn hàng Tàu.
Bản chất của Rocket Internet là clone để bán. Bán cho ai thì sẽ mang DNA của người mua.
Vậy lật ngược câu hỏi là vì sao Amazon đã đến Việt Nam từ 2014 nhưng bán AWS mà chưa thèm làm thương mại điện tử, eBay đã đến Việt Nam thông qua đối tác địa phương cách đây gần 10 năm và không thèm bản địa hoá mạnh.
Lật ngược lại câu nữa là vì sao Amazon không mua Lazada Đông Nam Á, để cho Alibaba mua. Câu này cho các bạn non-tech thôi; dân trong nghề khinh câu này.
1. Về sản xuất
So với hàng Tàu và hàng Thailand,
Cùng chất lượng thì hàng Tàu và hàng Thái đã ship về tới nơi rẻ hơn hẳn.
Cùng giá thì hàng Thái và hàng Tàu đã ship về tới chất lượng hơn hẳn.
Hàng thời trang có brand Việt cũng dùng nguyên liệu nhập Guangzhou, China.
Sản xuất có nhiều yếu tố chi phối, khó nói hết trong một status. Tôi chỉ nêu fact quan sát từ phía người mua như vậy.
Cùng chất lượng thì hàng Tàu và hàng Thái đã ship về tới nơi rẻ hơn hẳn.
Cùng giá thì hàng Thái và hàng Tàu đã ship về tới chất lượng hơn hẳn.
Hàng thời trang có brand Việt cũng dùng nguyên liệu nhập Guangzhou, China.
Sản xuất có nhiều yếu tố chi phối, khó nói hết trong một status. Tôi chỉ nêu fact quan sát từ phía người mua như vậy.
2. Về phía trung gian buôn bán
Có thể bạn không làm, nhưng có rất nhiều người Việt đã phá nát thị trường thương mại điện tử Việt suốt mười mấy năm.
* H a c k thẻ tín dụng, và script kiddies.
* Lừa đảo mua bán.
* Lợi dụng (abuse) các chính sách hoàn trả, hoàn tiền.
* H a c k thẻ tín dụng, và script kiddies.
* Lừa đảo mua bán.
* Lợi dụng (abuse) các chính sách hoàn trả, hoàn tiền.
Hậu quả là:
* Nhiều trang thương mại điện tử black list người mua Việt Nam. Không cho thanh toán. Tự huỷ đơn hàng. Làm khó đủ kiểu. Ban hẳn IP. Ví dụ Zappos và con là 6pm của Amazon ban Việt Nam gần 2 năm. Đến giờ thì Nordstrom, Neiman Marcus, Bergdorf Goodman, Macy's web version vẫn ban.
Quản không được thì cấm. Quản không được đám gian lận từ Việt Nam thì cấm hẳn nguyên nước; cấm luôn người mua hàng đàng hoàng.
Quản không được thì cấm. Quản không được đám gian lận từ Việt Nam thì cấm hẳn nguyên nước; cấm luôn người mua hàng đàng hoàng.
* Hậu quả hơi distant là Amazon đang bán AWS chứ chưa thèm làm thương mại điện tử.
3. Chấp nhận hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng
Có thể bạn dùng phần mềm bản quyền giống tôi, có thể bạn không dùng hàng fake giống tôi, có thể bạn có thái độ dứt khoát rõ ràng với hàng fake giống tôi,
Nhưng có rất nhiều người Việt chấp nhận chuyện dùng hàng fake, niêm yết hàng fake, bán hàng fake, trộn hàng fake vào cùng hàng authentic, chấp nhận fake mạo danh VNXK / TQXK, dễ dãi với hàng lên.
Nhiều người mua như vậy giữ chất lượng người bán như vậy.
Nhưng có rất nhiều người Việt chấp nhận chuyện dùng hàng fake, niêm yết hàng fake, bán hàng fake, trộn hàng fake vào cùng hàng authentic, chấp nhận fake mạo danh VNXK / TQXK, dễ dãi với hàng lên.
Nhiều người mua như vậy giữ chất lượng người bán như vậy.
4. Khoảng 2/3 hàng bán trên Amazon là hàng FBA. Trong số FBA, khoảng hơn 85% là hàng Tàu.
Dropshipper bán hàng Tàu xâm lăng đại diện văn minh công nghệ & thương mại United States như vậy, ta thoát làm sao.
5. Quản lý
Trong lúc đó, năm Bộ đồng loạt xiết hàng xách tay hihi.
6. Lối thoát nào cho ta
a. Chọn người bán tốt trao thân. Hiểu biết hàng để mua.
b. Ngưng chấp nhận hàng fake. Nếu đã không dùng hàng fake thì tỏ thái độ mạnh mẽ quyết liệt hơn với hàng fake.
c. Chấp nhận rằng thị trường có những người có hành vi mua hàng khác bạn. Không thích hàng Tàu thì quay mông mua hàng thương hiệu Mỹ / bán ở Mỹ thôi.
Nguồn cơn của status này là: Người mua nuôi người bán; đa số người mua ra sao thì người bán & sàn ra vậy.
Cháu là người mua nghèo nên ra nông nỗi này ạ. Người giàu có concierge lo cho rồi mấy má, xem comment đầu tiên.