Thứ Hai, 22 tháng 6, 2020

Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật trong chứng khoán

Sách về ptkt TA

Việc chính của tôi là Private Equity. Để làm Private Equity thì đọc nhiều sách cũng không đủ.
Có nhiều bạn hỏi muốn tìm hiểu chứng khoán thì đọc sách gì.
Những sách tôi đọc xong thấy ổn và đã sắp xếp theo thứ tự:

Danh sách này cho đầu cơ viên cá nhân không có nền tảng tài chính, analyst & sinh viên tài chính đã phải biết hết mấy này.

1. One up on Wall Street - Peter Lynch

Quyển này dạy kha khá kỹ năng phân tích cơ bản & chiêu thức.
Vì quyển này viết từ 1980s nên các ví dụ ngành & công ty cũ lắm rồi. Nhưng các kiến thức vẫn dùng được.

2. Fooled by Randomness - Nassim Taleb

Quyển này chỉ dạy một cách tổ chức danh mục thôi.
Chỉ dạy khẩu quyết, không dạy chiêu thức.

3. The Candlestick Bible - Oleg Pozhidaev

Hoặc sách phân tích kỹ thuật bất kỳ.
Có mấy chục mẫu hình đó, sách nào cũng dạy như nhau.
Ra tỷ thí với thị trường thì... hên xui.

Thấy các bạn cryptocurrencies cũng dùng phân tích kỹ thuật.

Bổ sung: có bạn bảo là đốt nến tự cầu nguyện cho mình 😌

4. Options, Futures, and other Derivatives - John Hull

Dạy các sản phẩm đã có: hợp đồng giao sau chỉ số (index futures), long chứng quyền, hợp đồng giao sau thương phẩm, hợp đồng kỳ hạn (forwards), hợp đồng hoán đổi (swap).
Dạy các sản phẩm đang chờ có: long put, short quyền chọn.

5. Skin in the Game - Nassim Taleb

Dạy tư tưởng hợp lý.

6. Irrational Exuberance - Robert Shiller

Dạy tính suy thoái sớm béng mấy năm. 

7. The Black Swan - Nassim Taleb

Dạy cách ăn đậm tháng 3 2020, tháng 10 1987.

8. Quyển Equity, CFA level II

Xem cách phân tích sư trong tổ chức tài chính tính kiểu nào. Đầu cơ viên cá nhân nhỏ lẻ không nhất thiết phải tính như kiểu phân tích sư, mà chủ yếu để phân biệt báo cáo đang đọc là cái gì.

9. Quyển Alternative Investments, CFA level I

Học cách property developer tính dự án. Đầu cơ viên cá nhân nhỏ lẻ không nhất thiết xài đâu, mà biết developer tính như nào thì bổ óc.

10. Big debt crisis - Ray Dalio

Dạy là mình đang gần thảm giống đại suy thoái 1929.

11. The big short: inside the doomsday machine - Michael Lewis

Đọc Michael Lewis thì có tính giải trí cao, tuy nhiên cẩn thận vì dữ liệu Michael Lewis đưa ra không đủ (exhaustive). Ổng cũng chưa thành công trong vai trò trader cho tổ chức. 
Quyển này chỉ dạy được mỗi Credit Default Swap. Dạy CDO, CMO, ABS, MBS cũng không kỹ.

12. Dark Pools: the rise of the machine traders and the rigging of the US stock market - Scott Patterson

13. Investments - Bodie, Kane, Marcus

Đây là quyển khá đầy đủ đào tạo cử nhân tài chính. Không định giới thiệu quyển này cho đầu cơ viên, mà có bạn kỹ thuật hỏi luôn cách tối ưu hoá danh mục, thì quyển này dạy.
Đặc biệt: sàn Upcom dùng được phân tích cơ bản rất nhiều, vì ít noise. 

Thứ tự khuyên dùng: từ trên xuống.
Tạm thời vậy đi, nhớ ra gì sẽ bổ sung.

--

KHÔNG có

KHÔNG có The Intelligent Investor. Quyển này là quyển rất nên đọc. Đã thấy: một đống không có kiến thức nền, không có kinh nghiệm, đọc quyển này xong ngáo nặng, đòi áp dụng SAI cách.
Ví dụ ngáo đã thấy. Thị trường có gần 1,700 công ty trên 3 sàn. Chưa hiểu hết các mô hình gì, đòi áp mô hình vốn dùng cho công ty sản xuất lên private equity holdings đang giai đoạn đầu giải ngân.
Khi không có khả năng nhận ra đang ngáo, đang sai, áp dụng sai chỗ nào, thì để sau đi. Không nói quyển The Intelligent Investor sai, nói các cá nhân đọc ba mứa đi áp dụng sai.

Không có sách dạy blockchain. Sách dạy blockchain khác gì đống data structure học ở trường cao đẳng kỹ thuật, Loc Nguyen :v

Đọc sách KHÔNG giúp thoát lỗ, không giúp thoát nghèo, không giúp thoát bẫy. Thích thì đọc thôi.

À riêng sách thì có chỉ chỗ mua: Góc nhà Bo mua hộ sách không lấy lãi.

---------------------

A. Có bạn làm private equity hỏi là chứng khoán (public equity) có các trường phái nào.
Đây là câu hỏi cháu chưa bao giờ tự hỏi, không bao giờ nghĩ trong lúc làm.
Mà để thử liệt kê ra xem.

1. Phân tích cơ bản fundamental
Ví dụ vài con đã ăn trần nhờ làm này: Nxx, Bxx. Có phím trước hết mấy con này.

Cách làm:
a. Lướt sơ qua các multiples. Thấp thì xem tiếp.
b. Mở báo cáo tài chính ra lướt sóng. Lướt các khoản thường có vấn đề. Lướt off-balance sheet.
c. Lướt sơ qua cấu trúc tài chính.
d. Lướt sơ qua tin tức.
e. Lấy thêm thông tin từ analyst, bộ phận quan hệ cổ đông của công ty.

2. Phân tích kỹ thuật technical

* Nghiên cứu khoa học gần đây đã chứng minh được là phân tích kỹ thuật có hiệu quả.
* Lưu ý là, chart của analyst trong phòng research của công ty chứng khoán đưa ra có mục tiêu khác chart của môi giới vẽ, khác chart của đầu cơ viên nhỏ lẻ tự vẽ, khác chart vẽ để bỉ nha.

3. Đầu tư giá trị của Benjamin Graham
Miếng này thì đã ăn Private Equity nhiều hơn.
Còn chứng khoán thì để moi ra nhớ xem đã ăn nào kiểu này.

Cụ Warren Buffett có khả năng nhìn người siêu đẳng thì mới đổ tiền cho "ban quản trị tốt" được. Nếu không nhìn người bằng cụ thì phải có chiêu khác bù vào.

4. Theo dòng tiền

Trong ngày, nhòm bảng điện: volume mua bán, nước ngoài mua bán.

Xem volume và hành động của: tổ chức, cá nhân, TỰ DOANH.

Xem tình hình công ty chứng khoán cho vay. Giở sổ ra xem các công ty chứng khoán đi vay.

Chơi kiểu này bị tự doanh vả nhiều nhất, chịu thôi.

Ví dụ những con ăn từ cách này: toàn bộ những con sau Covid-19.

5. Theo xu hướng

Ví dụ
* Theo tin.
* Xem spread giữa spot và derivatives.
* Xem open interest.
* Xem cân đối giữa phe bò và phe gấu.

6. Các mô hình xác xuất thống kê, định lượng (Quant), econometrics

a. Mô hình, framework của các công ty khác nhau. Có vài công ty Quant có offer framework ra nữa, độ linh hoạt thì tuỳ. Này hỏi mấy đứa chuyên Quant nó kể cho.
b. Thường thì ăn do nhanh & volume lớn.
c. Từ May 2010 tới giờ, lâu lâu có flash crash là do mấy cái máy tự đạp giá tự mua đáy này.
d. Vừa ra tin có MỘT quỹ của Jim Simons lỗ 20% do dịch.

7. Nằm ngửa ra cho tay to đút tận miệng

a. Ví dụ: Cuộc họp Thường trực Chính phủ tháng 8 2017, đích thân chính phủ phím hàng lộ cho dân ăn, tin đăng công khai trên báo chính phủ.
Chính phủ đút cho toàn ăn, không ăn nữa thì thôi.

b. APEC tháng 11 2017.
Thế thì cứ yên tâm mà ăn full margin từ đầu năm đến tháng 11.

c. Ăn theo phím của Trump.
Trump chỉ hụt mỗi đợt dầu do Nga và Saudi đánh nhau rát quá rồi còn bị dịch, còn lại phím của Trump đúng hết.

d. Mấy ông nghị tự làm trò hề trước Mark Zuckerberg và nhân dân cần lao toàn thế giới
Cái này có 4 phím. Xem lại phím cũ.

e. Phím lộ của Elon Musk
Cái này phím cả gần cả tá rồi á.

8. Tailed risk

Cách làm: derivatives + leverage.

Kết quả: Universa lãi 3612% trong tháng 3 2020.

9. Contrarian

a. Thấy môi giới hô gì, làm ngược lại là ăn. Ví dụ: HPG.

b. Thấy các chuyên-gia-kinh-tế phán gì, làm ngược lại là ăn. Ví dụ đã phím: China A50, BABA. Đã phím danh sách các chuyên-gia mở mồm ra là thị trường đập ngay câu chuyên-gia vừa nói.

c. Thấy các cụ già làm gì thì làm ngược lại là ăn. Ví dụ: thấy Berkshire Hathaway bán hàng không thì đẩy hàng không lên gần nửa.

d. Thấy các cụ CFA làm gì thì làm ngược lại là ăn.

10. Không có ý tưởng gì, để tiền vào những con an toàn
Nên 2019 đặt cửa tạm VHM rồi trần, đặt tạm vào VRE rồi trần, vừa đặt tạm vào VIC rồi xanh.
Nên để đại vào AMZN thì nó cứ lên.
Toàn bộ có phím hết. Ăn được Vin còn tổ chức liên hoan.

11. Theo tin đồn
Ví dụ những con vừa trần: ITA, HAG.
Còn thêm vài con nữa.

12. Trường phái "đi tìm con lừa trong phòng mà mãi chả thấy con lừa nào".

Những trường phái trên có thể có yếu tố trùng (overlap) nhau.

--

B. Thạc sĩ tài chính trường cỡ hạng 10 thế giới nhóm ngành kế toán tài chính (ví dụ trường cháu làm công nhân giáo dục) dạy gì

1. Các mô hình định giá. Từ góc nhìn của quỹ, mấy mô hình đó dùng cho Private Equity hợp hơn.
2. Cách đây 20 năm, các giáo vẫn còn nghi ngờ phân tích kỹ thuật. May là có bằng chứng nghiên cứu khoa học chứng minh hiệu quả nên giờ tiếp nhận tốt hơn.
3. Làm Quant, Econometrics.
4. Trường hạng càng cao càng cho đọc nghiên cứu hàn lâm nhiều.
5. Dùng quỹ của trường để đánh.
6. Thống kê những giáo dạy nhiều chiêu thực dụng: gốc Trung Quốc, gốc Singapore Tàu, Israel, Đức. Thống kê này có thể biased.
7. Từ góc nhìn tuyển dụng, ứng viên cầm thạc sĩ trường tốt và ứng viên cầm CFA level 3 ngang nhau.

--

Mà nói lại là lúc xem thông tin, lúc vào lệnh, không bao giờ nghĩ là theo trường phái gì cả.
Đơn giản nhất: Cứ cô thương là ăn. Ngu thì chết. Cá nhân đang downtrend mà cố thì chết chắc. Không chỉ trứng.


Thày Tài đã từng dạy Investments ở Rmit VN mà dấu kg cho các fans cac chiêu độc cao cấp như
market timing và stock picking trong FA, hay coi eurodollar-tbill spread hoặc put-call ratio hay brokerage credit/debit balance hoặc mutual fund cash positions trong TA hen 😉

Chứng quyền CW chứng khoán

1. Tuần rồi đi làm về kiệt mất sức.
8.29am chỉ kịp trồi lên group phím duy nhất Đạm Phú Mỹ DPM rồi đơ ra.
Kết quả: DPM TRẦN.
Nói một câu thôi là đủ.
À mà, thường mọi người kỳ vọng nói nhiều nên bôi ra thêm mấy câu.

2. Cháu đã từng test nhiều thị trường và thấy C & P đi đúng Black Scholes. Tội của đầu cơ viên nhỏ lẻ như cháu là không biết tổ chức phát hành lấy r chính xác bao nhiêu. Sách giáo khoa dạy σ lấy 60 ngày hoặc 1 năm, không biết tổ chức phát hành lấy bao ngày cho σ.

CW nhiều bẫy tỳnh quá.
3. OTM mà C to the moon.
4. Có một (vài) tổ chức phát hành chuyên ra giá C rất cao. C rất cao mà bán vẫn chạy.
5. Tính là mất tối đa C, nhưng đây là tính mỗi warrant.
6. Tính là mất thì mất hết, nhưng đây do không tính số warrant mà quẳng hết tiền vào. Chứ vẫn giữ nhìn ở số warrant, thì mất tối đa C hà.
7. C không bị giới hạn biên độ như S.
8. "Covered" là có inventory. Đầu cơ viên nhỏ lẻ ôm tiền ít chơi với inventory ahihi.
9. Cứ đến gần ngày đáo hạn thì St lại không cao hơn X. Tứk á.
--
10. Dạo này bọn sàn Fx hết chạy quảng cáo Facebook đến GỌI ĐIỆN mời mở tài khoản. Phiền ơi là phiền.

Disclaimer
* Luôn báo TRƯỚC khi sự kiện diễn ra.
* Không cầm tiền của ai. Không phải môi giới, không hưởng lợi từ hoạt động của ai.
* Tự đặt cược tiền túi.


---------------------------

1. Định nghĩa Phái Sinh: Phái Sinh là bất cứ sản phẩm tài chính nào được xây dựng dựa trên sản phẩm cơ sở.
Chứng Quyền là một loại Phái Sinh.
Tuy nhiên, giao diện của các công ty đang chia ra: Cổ Phiếu | Phái Sinh | Chứng Quyền.
Hợp Đồng Tương Lai Chỉ Số Index Futures bị chết tên Phái Sinh luôn rồi. Nếu "Phái Sinh" tương đương Index Futures ở Việt Nam thì ta có thêm một tập quán địa phương nữa.

2. Một số bạn than với mình rằng thanh khoản ban đầu của Chứng Quyền thấp nhỉ, hơn 5 tỷ.
Về tâm lý của đầu cơ viên nghèo nhỏ lẻ thì có 2 yếu tố:

a. Thị trường Việt Nam đã trải qua 17 năm không có sản phẩm Bearish hợp pháp.
Ngày 10 tháng 8 2017, Short Index Futures là một cuộc cách mạng.

Sản phẩm Chứng Quyền đầu tiên là Long Covered Warrant, là sản phẩm Bullish.
Lợi thế: Leverage.
E ngại: dẫn đến điểm 2.b.

b. Điểm hoà vốn = Giá Exercise + Giá mua CW + Chi phí giao dịch.
Các mã có Chứng Quyền là các công ty to, an toàn, ổn định.
Thế thì xác suất lên cao hơn điểm hoà vốn... ngại lắm.
Ngại là ngại thế.

Khi có tay to vào chơi nhiều hơn thì chắc thanh khoản ngon hơn.
Nhớ hồi Index Futures mới ra thì thanh khoản ban đầu cũng thấp thôi, giờ thì thành công cụ ngon rồi.

-----------------------------

Đọc bài Cover warrant để lấy thuật ngữ tiếng Việt. Kiến thức không có gì mới, Diploma of Commerce học nát rồi.

***

Cover warrant: Làm gì để kiếm được tiền trong thị trường giá xuống?

Từ ngày 01/01/2017, Thông tư số 107/2016/TT-BTC Hướng dẫn chào bán và giao dịch Chứng quyền có bảo đảm chính thức có hiệu lực. Để nhà đầu tư có một cái nhìn hoàn thiện về sản phẩm này, chúng tôi xin trích đăng các bài viết do Sở GDCK Tp.HCM biên soạn.

 Ví dụ: Cổ phiếu BBB đang được giao dịch trên HOSE với giá 120.000 VNĐ/cổ phiếu. Cùng lúc có chứng quyền mua BBBC0918 giao dịch trên thị trường với giá 11.000VNĐ/chứng quyền. Chứng quyền BBC0918 kiểu Châu Âu, cung cấp quyền mua cổ phiếu BBB tại mức giá 140.000VNĐ/cổ phiếu, ngày đáo hạn 30/09/2018.

Nhà đầu tư A đầu tư mua 1000 cổ phiếu BBB. Tổng giá trị đầu tư = 1000 x 120.000 = 120 triệu VNĐ.

Nhà đầu tư B đầu tư mua 1000 chứng quyền BBBC0918, tổng giá trị đầu tư = 1000 x 11.000 = 11 triệu VNĐ.

Giả sử tại ngày đáo hạn (30/9/2018) giá của cổ phiếu BBB là 160.000 VNĐ/cổ phiếu. Theo đó:

Nhà đầu A có mức sinh lời = 1000 x (160.000 – 120.000) = 40 triệu VNĐ. Tỉ suất sinh lời = 40 triệu/ 120triệu = 33,33%.

Nhà đầu tư B có mức sinh lời = 1000 x (160.000 – 140.000) – 11 triệu = 9 triệu VNĐ. Tỉ suất sinh lời = 9 triệu/ 11 triệu = 81,82%.

3. Phân biệt CW với một số sản phẩm chứng khoán khác

Cùng với chứng quyền có bảo đảm, quyền chọn (option) và chứng quyền công ty (traditional/equity warrant) là những sản phẩm có một số đặc điểm tương đồng nhưng về bản chất đây là những sản phẩm khác nhau. Vậy, giữa các sản phẩm này có những điểm chung gì? Làm sao để phân biệt được các sản phẩm này trên thị trường chứng khoán?

Có thể nói điểm chung dễ thấy nhất đối với cả 03 sản phẩm trên là người sở hữu sẽ có quyền (mà không phải nghĩa vụ) được mua cổ phiếu cơ sở với mức giá được xác định trước tại một thời điểm đã được ấn định. Vậy, giữa chúng khác nhau như thế nào? Làm sao để phân biệt? Chúng ta sẽ xem xét những yếu tố chính dưới đây.

* Tổ chức phát hành: nếu như quyền chọn cổ phiếu là sản phẩm được Sở Giao dịch Chứng khoán thiết kế với các điều khoản được chuẩn hóa thì chứng quyền có bảo đảm chỉ được phát hành bởi các tổ chức tài chính (mà thường là các công ty chứng khoán), trong khi đó chứng quyền công ty là sản phẩm thường được các công ty niêm yết phát hành và thường được phát hành kèm theo việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi. Bên cạnh đó, khi phát hành các sản phẩm, Sở Giao dịch không thu bất cứ khoản phí nào cho việc thiết kế và niêm yết quyền chọn cổ phiếu, trong khi đó tổ chức phát hành chứng quyền được khoản tiền từ việc bán CW.

* Tài sản cơ sở: Tài sản dùng làm cơ sở cho cả quyền chọn và chứng quyền có bảo đảm bao gồm nhiều loại như: cổ phiếu đơn lẻ, chỉ số chứng khoán, ETF, tiền tệ,… hay các loại hàng hóa khác. Trong khi đó, tài sản cơ sở cho chứng quyền công ty chỉ là cổ phiếu phổ thông của chính công ty đó.

* Giá thực hiện: Cả quyền chọn cổ phiếu và chứng quyền có bảo đảm đều có thể có nhiều mức giá thực hiện tùy thuộc vào từng điều kiện đã được xác lập trước đó cho mỗi đợt phát hành còn chứng quyền công ty chỉ có một mức giá thực hiện.

* Vị thế giao dịch: Khi niêm yết, đối với quyền chọn cổ phiếu nhà đầu tư có thể bán quyền chọn khi không sở hữu những quyền chọn này còn đối với chứng quyền có bảo đảm hay chứng quyền công ty, nhà đầu tư chỉ được bán chứng quyền có bảo đảm khi đã sở hữu nó.

* Điều khoản của sản phẩm: Điều khoản của quyền chọn cổ phiếu được các Sở Giao dịch Chứng khoán thiết kế dựa trên những điều khoản đã được chuẩn hóa về cấu trúc, quy mô, điều khoản về thực hiện quyền và chuyển giao tài sản cơ sở, trong khi đó đối với chứng quyền có bảo đảm và chứng quyền công ty, những điều khoản của sản phẩm sẽ do tổ chức phát hành (Công ty chứng khoán hay công ty) quy định, và những điều khoản này có thể sẽ khác nhau đối với từng sản phẩm mà họ phát hành.

Đối với chứng quyền công ty, khi đến hạn, những người sở hữu chứng quyền muốn thực hiện quyền sẽ yêu cầu công ty phát hành thêm cổ phiếu mới và việc chuyển giao tài sản sẽ được thực hiện bởi công ty phát hành với nhà đầu tư. Một điểm khác biệt nữa giữa các sản phẩm này đó chính là khi thực hiện quyền bằng chuyển giao tài sản cơ sở, quyền chọn cổ phiếu và chứng quyền có bảo đảm không làm gia tăng vốn đối với tổ chức phát hành tài sản cơ sở, ngược lại vốn của tổ chức phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư sở hữu chứng quyền công ty sẽ gia tăng.

-----------------
Hướng dẫn phụ huynh lùa con đi kiếm tiền bằng Chứng Quyền

0. Điều kiện cần trước khi đọc bài này:
a. Đã học xong môn Chứng Khoán Phái Sinh hoặc môn Quyền Chọn ở Cử Nhân, hoặc phần Derivatives CFA level 2, và
b. Biết làm đạo hàm từng phần tối thiểu 5 biến, là kiến thức lớp 11 hoặc 12 phổ thông Việt Nam.

Vì sao có điều kiện 0.b.? Để chỉ tận nơi cho phụ huynh thấy là trẻ giải đạo hàm ăn tiền straight-forward thế nào.

1. Những thứ trường nào cũng dạy các cháu
a. Quyền Chọn và Chứng Quyền là các công cụ phòng hộ (Hedging).
b. Khi đang trong trạng thái mua Chứng Quyền (Long Call / Long Warrant), giá cơ sở (underlying instrument) lên cao hơn giá hoà vốn (break-even point) là lãi.

2. Áp dụng thực tế vào thị trường
a. Giá hoà vốn = Exercise Price + Giá mua chứng quyền + các phí giao dịch trực tiếp + các phí giao dịch gián tiếp.
Ví dụ: Giá cổ phiếu 100K/cổ. Mua Exercise Price ngang thị giá là 100K/cổ. Giá mua chứng quyền tạm tính 10K/cổ. Tổng phí giao dịch tạm tính 2K/cổ.
Hoà vốn = 112K/cổ.
Khi giá cổ phiếu cao hơn 112K/cổ thì bắt đầu có lãi. Tỷ suất lãi = (Giá ngày đáo hạn - 112) / 12.
Khi giá cổ phiếu từ 110K trở xuống thì chứng quyền Out of the Money, expires worthless.
Giá cổ phiếu từ 112K trở xuống thì lỗ.

b. Nhìn danh sách các mã thoả điều kiện chứng quyền. Điểm chung thấy ngay là: mộng năng 😚

c. Tạm lấy ví dụ từ 2.a.
Khi giá lên gần 110K/cổ thì tự dưng xuất hiện lệnh bán đổ lên đầu xối xả.
Ngưỡng kháng cự VĨNH VIỄN = Điểm hoà vốn.

Tình huống này xảy ra thì ai ăn?
* Người Bán Chứng Quyền. Hiện tại nhà đầu tư nhỏ lẻ sắp chỉ được phép Mua Chứng Quyền. Ai bán?
* Công ty chứng khoán.

3. Muốn làm junior analyst / thực tập ở vị trí liên quan các sản phẩm phái sinh như Chứng Quyền thì cần gì?
a. Chắc chắn phải biết làm đạo hàm bậc hai 5 biến, và
b. Học giỏi, vì cạnh tranh, và
c. Optionally, làm tích phân để làm mô hình rủi ro.

4. Nền kinh tế Việt Nam phát triển dựa trên đầu tư nước ngoài.
Muốn có đầu tư nước ngoài thì phải huy động vốn từ nước ngoài.
Trong nhiều kênh huy động vốn, kênh quan trọng là equity.
Trong equity, kênh quan trọng là chứng khoán.
Muốn huy động đầu tư nước ngoài từ chứng khoán nhiều thì cần lên hạng thị trường mới nổi (Emerging Market).
Có khoảng 4 bộ chỉ số quan trọng để lên hạng, trong đó các sản phẩm phái sinh là một yếu tố.
Phần lớn các sản phẩm phái sinh phải làm đạo hàm bậc 2, tích phân bậc 2.

Hậu quả: Các công ty không tuyển đủ junior analyst đạt chuẩn, các analyst không lên lon được vì không tuyển được người thay thì biết bọn nào thường lên bài chửi "trường học dạy toán làm gì?" rồi đó.
-------------------------
NĐT cá nhân nhỏ lẻ dễ bị dụ muốn hỏi ngơ mấy câu cực cơ bản về Chứng Quyền Bán (Put Warrant):

1. Giá Chứng Quyền Bán thường bao nhiêu so với giá thị trường của chứng khoán cơ sở (underlying market price)?

2. Margin phải đóng là bao nhiêu? Collateral bao nhiêu? Sở bắt 50% hay phụ thuộc vào CTCK?

3. Bán khống Chứng Quyền được không? 

4. Analyst bán / môi giới Chứng Quyền định giá bằng các phương pháp nào?

5. Mở rộng: risk-free rate lấy số nào và volatility tính kiểu nào?

6. Chứng Quyền Mỹ (American Warrant) đắt hơn Chứng Quyền Âu (European Warrant) bao nhiêu?

Định lượng time value của Chứng Quyền Mỹ cách nào?

7. Does the Put Call Parity hold? If not, what break(s) it?

8. Dự định những thứ gì sẽ dùng làm công cụ cơ sở (underlying instrument) cho Chứng Quyền được?
Cổ phiếu, trái phiếu, nợ, danh mục, thương phẩm, chỉ số, ETF, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng giao sau, thời tiết, tin đồn, giàn khoan, tóc của Trump, WW3, Alien...

9. Mua bán Chứng Quyền ở CTCK nào tốt?

10. Khi nào Sở ra Quyền Chọn (Options)?

Xin cảm ơn :3