Hán Tự kì diệu
Hầu hết mọi người học tiếng Trung đều cảm thấy khó khăn nhất đó là việc học chữ Hán. Thực sự, nếu tiếp cận chữ Hán 1 cách logic, chúng ta sẽ thấy chữ Hán chính là nguồn gốc, tổ tiên của tiếng Việt hiện đại ngày nay. Do đó, phương pháp dễ dàng nhất để học chữ Hán hay học tiếng Trung đó là sử dụng tiếng Việt. Nếu bạn thực hiện đúng theo cách của Chuối, việc học 10 ngàn từ vựng (tương đương bố của HSK 6) tức khoảng 3000 chữ Hán chỉ trong vòng 1 năm (đọc được các loại tiểu thuyết sách báo tiếng Trung).
Về bản chất, tiếng Trung dễ hơn tiếng Anh rất rất nhiều (cái mà người ta nói tiếng Trung khó đó là vì ng ta ko biết cách học). Bởi với tiếng Anh nếu như bạn cần phải học tới 10 ngàn từ vựng hay thậm chí 15 ngàn thì mới đủ để hoàn thiện kĩ năng đọc (IELTS 8.0); nhưng với tiếng Trung thì khác hoàn toàn. Bạn chỉ cần học 2000 chữ Hán là thi dc HSK6 (dễ hơn học 15 ngàn từ tiếng Anh nhiều)
Với tiếng Trung mỗi 1 Hán Tự mang 1 ý nghĩa, mỗi 1 Hán Tự đó ghép lại tổ hợp với các Hán Tự khác tạo thành vô vàn các từ vựng. Ví dụ khi học đc 3 chữ 车(Xa),气(Khí),侯(Hậu), ta đã có ngay được 2 từ vựng là 气车 (Cái xe chạy bằng khí là cái ô tô),气侯(Khí Hậu). Tất nhiên càng học về sau lượng chữ Hán càng nhiều thì 3 chữ trên lại tiếp tục kết hợp với các chữ khác để tạo ra từ vựng.
Tiếng Việt ngày nay được ghép và viết bởi những Hán Tự như ở trên. Do đó, toàn bộ tới khoảng 80% từ vựng của tiếng Việt dc cấu thành chính từ những chữ Hán (chứ ko phải là chữ Latin như ta đang dùng). Do đó, học chữ Hán ko chỉ là học tiếng TQ mà học lại chính tiếng Việt, nó giúp ta hiểu và nắm rõ tiếng Việt hơn.
Cũng như tiếng Trung, thì tiếng Việt (Hán Việt) được cấu tạo chủ yếu từ việc Hình Thanh và Biểu Ý từ chữ Hán. Trong đó hình thanh là rất quan trọng (chiếm khoảng 70% số âm Hán Việt). Ví dụ chữ 呈(Trình trong từ "Trình bày") sẽ kết hợp với bộ Hòa 禾(lúa) để tạo ra chữ 程 (Trình trong "quá trình"). Ta dễ dàng thấy chữ Trình 程 đã mượn âm của chữ Trình 呈.
Vậy làm sao để dễ nhớ chữ Hán hơn nữa, đó là lúc nên kết hợp "Biểu Ý" hay còn gọi là chiết tự. Ví dụ chữ 呈 ở đây gồm có bộ Khẩu và bộ Vương; ta dễ dàng triết tự là : Đứng trước Vua 王 mở mồm 口 ra trình bày. Tiếp tục chiết tự chữ 程 : Trình 呈 bày về quá trình 程 gặt lúa 禾 diễn ra như thế nào.
Khi đã nắm chắc âm Hán Việt bằng cả Hình Thanh và Biểu Ý như ở trên chúng ta sẽ nhớ 1 chữ Hán cực sâu và cực chắc, có thể dựa vào chữ Hán cũ để suy ra cách phát âm của chữ Hán mới. Cuối cùng mới là ghép âm tiếng Trung (PinYin) vào chữ Trình đó là Chéng. Chứ nếu ngay từ đầu khi chúng ta ko hiểu ko nắm dc cái đống loằng ngoằng này là cái gì, thì việc ghép âm PinYin là ko hiệu quả và rất khó nhớ.
Tương tự chữ Nô 奴 trong từ Nô lệ (chiết tự là cánh tay 又 dắt theo người phụ nữ 女 bị làm nô 奴 lệ); thì dễ dàng nhớ chữ Nỗ 努 trong từ "nỗ lực" là lấy âm từ chữ Nô, có bộ Lực 力 ở dưới để chỉ cái gì đó liên quan đến sức lực. Rất dễ nhớ phải ko nào ?
Đặc biệt, khi đã nắm chắc âm Hán Việt bạn chỉ cần học thêm chữ 工(Công), 过(Quá) là sẽ học dc luôn 2 từ vựng là 工程(Công trình) và 过程 (Quá Trình) và kì diệu thay; chúng ta hiểu dc luôn nghĩa của 2 từ vựng mới này mà ko cần phải tra cứu từ điển.
Thậm chí kể cả đối với những chữ mà âm Hán Việt nó lạ hay ko tồn tại trong tiếng Việt, thì bằng phương pháp chiết tự chúng ta cũng có thể dễ dàng suy ra và nhớ dc từ vựng tiếng Trung. Ví dụ từ 掌握; trong đó 掌(Chưởng - là bàn tay, VN hay dùng từ "Film Chưởng", chính là vì trong film chưởng các nhân vật hay dùng bàn tay đánh ra 1 chưởng), 握Ác(là nắm lấy, chiết tự chữ này hãy tưởng tượng cảnh bàn tay ⺘người thò ra nắm vào tòa cao Ốc屋 khi đang bị ngã). Ta dễ dàng suy ra nắm cái gì đó trong lòng bàn tay, lập tức suy ra ngay nghĩa của từ này là "Hiểu rõ, nắm rõ").
Rõ ràng, gần như toàn bộ tiếng Việt của chúng ta ngày nay đều bắt nguồn từ phương pháp Biểu Ý, Hình Thanh của chữ Hán. Do đó, cách học tiếng Trung tốt nhất chính là học lại cái gốc của tiếng Việt, sau đó ghép thêm PinYin vào. Chỉ có như vậy thôi là Done ! Cái khó khăn nhất mà chúng ta lâu nay tưởng rằng ko thể vượt qua nổi đó là kĩ năng đọc tiếng Trung lại hóa cực kì đơn giản và thú vị. Mỗi 1 chữ Hán bạn học theo pp này sẽ đem lại niềm vui, thích thú, ý nghĩa, thâm sâu chứ ko phải là 1 mớ bùng nhùng, phi logic và thiếu đi ý nghĩa.
Cứ học bằng cách này học xong khoảng 2000 chữ Hán coi như đọc báo chí dc khoảng 80-90%, đã học dc khoảng 1000 rồi thì học 2000 hay 3000 cực kì dễ vì nguyên tắc chỉ có vậy và đặc biệt càng học sẽ càng thấy thoải mái và quen thuộc hơn, bởi chúng ta đang học lại chính tiếng Việt của tổ tiên mình.
Đây cũng chính là điểm yếu của chữ Latin vì nó đã cắt phăng toàn bộ phần ngữ nghĩa của tiếng Việt, làm cho thế hệ chúng ta ngày nay chỉ biết dùng tiếng Việt mà hoàn toàn ko hiểu tiếng Việt. Tạo ra tiếng Việt ngày nay là thứ tiếng dở ông dở thằng, tạp nham, ko hệ thống, phi logic, phi khoa học và sai lệch. Cho nên giai đoạn xóa mù chữ đã qua, công nghệ đã phát triển, thì việc giảng dạy chữ Hán (dùng luôn bộ Giản Thể của TQ cho tiện) là việc rất cần để giữ gìn cái gốc, sự trong sáng của tiếng Việt.
Thảo luận:
- My Dung Ly c k học chữ viết vì nhu cầu của c k cần thiết, chỉ cần nói và đọc chữ Pinyin thôi. Giáo viên c bảo hơi khó tí lúc đầu thôi. Chứ sau đó vừa học chữ vừa nói vẫn dễ hơn học nói k. C học online á. Nếu e muốn học c giới thiệu giáo viên dạy c cho e, giá rất rẻ luôn á, mà bạn ấy dạy rất ok.
- vì a ko dc học tiếng Trung trên khía cạnh tiếng Việt như tôi trình bày ở trên đó. Khi đã biết tiếng Việt chỉ là 1 phương ngữ của tiếng Trung thì ta sẽ thấy nó rất đơn giản, như ng dân tộc học tiếng Kinh thôi. chả khác gì
- Một trong những cách học chữ Hoa vừa giúp học nhanh vừa hiểu rõ ngữ nghĩa tiếng Việt đó là: học được từ nào thì tra các từ Hán Việt tương ứng với mỗi chữ Hán. Đảm bảo tự bản thân các bạn sẽ há hốc mồm ra vì hoá ra trước giờ các bạn sử dụng tiếng Việt như con vẹt. Nhờ vậy mà càng hứng thú với tiếng Trung hơn! 🙂
- Chẳng mấy gv dạy kiểu này Chuối ạ, toàn dạy kiểu từng chữ 1 nên ko hiểu rõ từ với mãi ko thuộc đc ấy
A: heheh tại họ vẫn nghĩ tiếng Trung nó là thứ tiếng riêng, chả liên quan mẹ gì tới tiếng Việt cả Dì ạ
Bài ca 214 Bài Ca Bộ Thủ (Phồn Thể)
1. MỘC (木) – cây, THỦY (水) – nước, KIM (金) – vàng
2. HỎA (火) – lửa, THỔ (土) – đất, NGUYỆT (月)- trăng, NHẬT (日) – trời
3. XUYÊN (川) – sông, SƠN (山) – núi, PHỤ (阜) – đồi (1)
4. TỬ (子) – con, PHỤ (父) – bố, NHÂN (人) – người, SỸ (士) – quan (2)
5. MIÊN (宀) – mái nhà, HÁN (厂) – sườn non (3)
6. NGHIỄM (广) – hiên, HỘ (戶) – cửa, cổng – MÔN (門), LÝ (里) – làng
7. CỐC (谷)- thung lũng, HUYỆT (穴)- cái hang
8. TỊCH (夕) – khuya, THẦN (辰) – sớm (4), Dê – DƯƠNG (羊), HỔ(虍) – hùm
9. NGÕA (瓦) – ngói đất, PHẪU (缶) – sành nung
10. Ruộng – ĐIỀN (田), thôn – ẤP 邑 (5), què – UÔNG (尢), LÃO(老) – già
11. DẪN 廴- đi gần, SƯỚC 辶 – đi xa (1)
12. BAO 勹 – ôm, TỶ 比 – sánh, CỦNG 廾 – là chắp tay (2)
13. ĐIỂU 鳥 – chim, TRẢO 爪 – vuốt, PHI 飛 – bay
14. TÚC 足 – chân, DIỆN 面 – mặt, THỦ 手 – tay, HIỆT 頁 – đầu (3)
15. TIÊU 髟 là tóc, NHI 而là râu (4)
16. NHA 牙 – nanh, KHUYỂN 犬 – chó, NGƯU 牛- trâu, GIÁC 角 – sừng
17. DỰC 弋 – cọc trâu, KỶ 己 – dây thừng (5)
18. QUA 瓜 – dưa, CỬU 韭 – hẹ, MA 麻 – vừng (6), TRÚC竹 – tre
19. HÀNH 行 – đi, TẨU 走 – chạy, XA 車 – xe
20. MAO 毛 – lông, NHỤC 肉 – thịt, Da 皮 – Bì, CỐT 骨 – xương.
21. KHẨU (口) là miệng, Xỉ (齒) là răng
22. Ngọt CAM (甘), mặn LỖ (鹵), dài TRƯỜNG (長), kiêu CAO (高)
23. CHÍ (至) là đến, NHẬP (入) là vào
24. BỈ (匕) môi, CỮU (臼) cối, ĐAO (刀) dao, MÃNH (皿) bồn
25. VIẾT (曰) rằng, LẬP (立) đứng, lời NGÔN (言)
26. LONG (龍) rồng, NGƯ (魚) cá, QUY (龜) con rùa rùa
27. LỖI (耒) cày ruộng, TRỈ (黹) thêu thùa
28. HUYỀN (玄) đen, YÊU (幺) nhỏ, MỊCH (糸) tơ, HOÀNG (黃) vàng
29. CÂN (斤) rìu, THẠCH (石) đá, THỐN (寸) gang
30. NHỊ (二) hai, BÁT (八) tám, PHƯƠNG (方) vuông, THẬP (十) mười
31. NỮ (女) con gái, NHÂN (儿) chân người (1)
32. KIẾN (見) nhìn, MỤC (目) mắt, XÍCH (彳) dời chân đi (2)
33. Tay cầm que gọi là CHI (支 ) (3)
34. Dang chân là BÁT (癶), cong thì là Tư (厶) (4)
35. Tay cầm búa gọi là THÙ (殳) (5)
36. KHÍ (气) không, PHONG (風) gió, VŨ (雨) mưa, TỀ (齊) đều (6)
37. LỘC (鹿) hươu, MÃ (馬) ngựa, THỈ (豕) heo
38. Sống SINH (生), LỰC (力) khoẻ, ĐÃI (隶) theo bắt về (7)
39. VÕNG (网) là lưới, CHÂU (舟) thuyền bè (8)
40. HẮC (黑) đen, BẠCH (白) trắng, XÍCH (赤) thì đỏ au
41. Thực (食) đồ ăn, Đấu (鬥) đánh nhau (1)
42. Thỉ (矢) tên, Cung (弓) nỏ, Mâu (矛) mâu, Qua (戈) đòng (2)
43. Đãi (歹) xương, Huyết (血) máu, Tâm (心) lòng (3)
44. Thân (身) mình, Thi (尸) xác, Đỉnh (鼎) chung, Cách (鬲) nồi (4)
45. Khiếm (欠) thiếu thốn, Thần (臣) bầy tôi (5)
46. Vô (毋) đừng, Phi (非) chớ, Mãnh (黽) thời ba ba (6)
47. Nhữu (禸) chân, Thiệt (舌) lưỡi, Cách (革) da (7)
48. Mạch (麥) mỳ, HÒA (禾) lúa, Thử (黍) là cây ngô (8)
49. Tiểu (小) là nhỏ, Đại (大) là to (9)
50. Tường (爿) giường, Suyễn (舛) dẫm, Phiến (片) tờ, Vi (韋) vây (10)
51. TRỈ (夂) bàn chân, TUY (夊) rễ cây,
52. TỰ (自) từ, TỴ (鼻) mũi, NHĨ (耳) tai, THỦ (首) đầu.
53. THANH (青) xanh, THẢO (艹) cỏ, SẮC (色) màu,
54. TRĨ (豸) loài hổ báo, KỆ (彑) đầu con heo.
55. THỬ (鼠) là chuột, rất sợ mèo,
56. HƯƠNG (香) thơm, MỄ (米) gạo, TRIỆT (屮) rêu, DỤNG (用) dùng.
57. ĐẤU (斗) là cái đấu để đong,
58. Chữ CAN (干) lá chắn, chữ CÔNG (工) thợ thuyền.
59. THỊ (示) bàn thờ cúng tổ tiên,
60. NGỌC (玉) là đá quý, BỐI (貝) tiền ngày xưa.
61. ĐẬU (豆) là bát đựng đồ thờ,
62. SƯỞNG (鬯) chung rượu nghệ, DẬU (酉) vò rượu tăm.
63. Y (衣) là áo, CÂN (巾) là khăn,
64. HỰU (又) bàn tay phải, CHỈ (止) chân tạm dừng.
65. ẤT (乙) chim én, TRÙNG (虫) côn trùng,
66. CHUY(隹) chim đuôi ngắn, VŨ (羽) lông chim trời.
67. QUYNH (冂) vây 3 phía bên ngoài,
68. VI (囗) vây bốn phía, KHẢM (凵) thời hố sâu.
69. PHỐC (攴) đánh nhẹ, THÁI (采) hái rau,
70. KỶ (几) bàn, DUẬT (聿) bút, TÂN (辛) dao hành hình.
71. VĂN (文) là chữ viết, văn minh,
72 .CẤN (艮) là quẻ Cấn, giống hình bát cơm.
73. Ma là QUỶ (鬼), tiếng là ÂM (音),
74. CỔ (鼓) là đánh trống, DƯỢC (龠) cầm sáo chơi.
75. THỊ (氏) là họ của con người,
76. BỐC (卜) là xem bói, NẠCH (疒) thời ốm đau.
77. Bóng là SAM (彡), vạch là HÀO (爻)
78. Á (襾) che, MỊCH (冖) phủ, SƠ (疋) ĐẦU (亠) nghĩa nan.
79. SỔ (丨) PHẾT (丿) MÓC (亅) CHỦ (丶) nét đơn,
80. HỄ (匸) PHƯƠNG (匚) BĂNG (冫) TIẾT (卩), thì dồn nét đôi.
81. VÔ (无) là không, NHẤT (一) mộ thôi,
82. Diễn ca bộ thủ muôn đời không quên.Bài Ca Bộ Thủ
1. MỘC (木) – cây, THỦY (水) – nước, KIM (金) – vàng
2. HỎA (火) – lửa, THỔ (土) – đất, NGUYỆT (月)- trăng, NHẬT (日) – trời
3. XUYÊN (川) – sông, SƠN (山) – núi, PHỤ (阜) – đồi (1)
4. TỬ (子) – con, PHỤ (父) – bố, NHÂN (人) – người, SỸ (士) – quan (2)
5. MIÊN (宀) – mái nhà, HÁN (厂) – sườn non (3)
6. NGHIỄM (广) – hiên, HỘ (戶) – cửa, cổng – MÔN (門), LÝ (里) – làng
7. CỐC (谷)- thung lũng, HUYỆT (穴)- cái hang
8. TỊCH (夕) – khuya, THẦN (辰) – sớm (4), Dê – DƯƠNG (羊), HỔ(虍) – hùm
9. NGÕA (瓦) – ngói đất, PHẪU (缶) – sành nung
10. Ruộng – ĐIỀN (田), thôn – ẤP 邑 (5), què – UÔNG (尢), LÃO(老) – già
11. DẪN 廴- đi gần, SƯỚC 辶 – đi xa (1)
12. BAO 勹 – ôm, TỶ 比 – sánh, CỦNG 廾 – là chắp tay (2)
13. ĐIỂU 鳥 – chim, TRẢO 爪 – vuốt, PHI 飛 – bay
14. TÚC 足 – chân, DIỆN 面 – mặt, THỦ 手 – tay, HIỆT 頁 – đầu (3)
15. TIÊU 髟 là tóc, NHI 而là râu (4)
16. NHA 牙 – nanh, KHUYỂN 犬 – chó, NGƯU 牛- trâu, GIÁC 角 – sừng
17. DỰC 弋 – cọc trâu, KỶ 己 – dây thừng (5)
18. QUA 瓜 – dưa, CỬU 韭 – hẹ, MA 麻 – vừng (6), TRÚC竹 – tre
19. HÀNH 行 – đi, TẨU 走 – chạy, XA 車 – xe
20. MAO 毛 – lông, NHỤC 肉 – thịt, Da 皮 – Bì, CỐT 骨 – xương.
21. KHẨU (口) là miệng, Xỉ (齒) là răng
22. Ngọt CAM (甘), mặn LỖ (鹵), dài TRƯỜNG (長), kiêu CAO (高)
23. CHÍ (至) là đến, NHẬP (入) là vào
24. BỈ (匕) môi, CỮU (臼) cối, ĐAO (刀) dao, MÃNH (皿) bồn
25. VIẾT (曰) rằng, LẬP (立) đứng, lời NGÔN (言)
26. LONG (龍) rồng, NGƯ (魚) cá, QUY (龜) con rùa rùa
27. LỖI (耒) cày ruộng, TRỈ (黹) thêu thùa
28. HUYỀN (玄) đen, YÊU (幺) nhỏ, MỊCH (糸) tơ, HOÀNG (黃) vàng
29. CÂN (斤) rìu, THẠCH (石) đá, THỐN (寸) gang
30. NHỊ (二) hai, BÁT (八) tám, PHƯƠNG (方) vuông, THẬP (十) mười
31. NỮ (女) con gái, NHÂN (儿) chân người (1)
32. KIẾN (見) nhìn, MỤC (目) mắt, XÍCH (彳) dời chân đi (2)
33. Tay cầm que gọi là CHI (支 ) (3)
34. Dang chân là BÁT (癶), cong thì là Tư (厶) (4)
35. Tay cầm búa gọi là THÙ (殳) (5)
36. KHÍ (气) không, PHONG (風) gió, VŨ (雨) mưa, TỀ (齊) đều (6)
37. LỘC (鹿) hươu, MÃ (馬) ngựa, THỈ (豕) heo
38. Sống SINH (生), LỰC (力) khoẻ, ĐÃI (隶) theo bắt về (7)
39. VÕNG (网) là lưới, CHÂU (舟) thuyền bè (8)
40. HẮC (黑) đen, BẠCH (白) trắng, XÍCH (赤) thì đỏ au
41. Thực (食) đồ ăn, Đấu (鬥) đánh nhau (1)
42. Thỉ (矢) tên, Cung (弓) nỏ, Mâu (矛) mâu, Qua (戈) đòng (2)
43. Đãi (歹) xương, Huyết (血) máu, Tâm (心) lòng (3)
44. Thân (身) mình, Thi (尸) xác, Đỉnh (鼎) chung, Cách (鬲) nồi (4)
45. Khiếm (欠) thiếu thốn, Thần (臣) bầy tôi (5)
46. Vô (毋) đừng, Phi (非) chớ, Mãnh (黽) thời ba ba (6)
47. Nhữu (禸) chân, Thiệt (舌) lưỡi, Cách (革) da (7)
48. Mạch (麥) mỳ, HÒA (禾) lúa, Thử (黍) là cây ngô (8)
49. Tiểu (小) là nhỏ, Đại (大) là to (9)
50. Tường (爿) giường, Suyễn (舛) dẫm, Phiến (片) tờ, Vi (韋) vây (10)
51. TRỈ (夂) bàn chân, TUY (夊) rễ cây,
52. TỰ (自) từ, TỴ (鼻) mũi, NHĨ (耳) tai, THỦ (首) đầu.
53. THANH (青) xanh, THẢO (艹) cỏ, SẮC (色) màu,
54. TRĨ (豸) loài hổ báo, KỆ (彑) đầu con heo.
55. THỬ (鼠) là chuột, rất sợ mèo,
56. HƯƠNG (香) thơm, MỄ (米) gạo, TRIỆT (屮) rêu, DỤNG (用) dùng.
57. ĐẤU (斗) là cái đấu để đong,
58. Chữ CAN (干) lá chắn, chữ CÔNG (工) thợ thuyền.
59. THỊ (示) bàn thờ cúng tổ tiên,
60. NGỌC (玉) là đá quý, BỐI (貝) tiền ngày xưa.
61. ĐẬU (豆) là bát đựng đồ thờ,
62. SƯỞNG (鬯) chung rượu nghệ, DẬU (酉) vò rượu tăm.
63. Y (衣) là áo, CÂN (巾) là khăn,
64. HỰU (又) bàn tay phải, CHỈ (止) chân tạm dừng.
65. ẤT (乙) chim én, TRÙNG (虫) côn trùng,
66. CHUY(隹) chim đuôi ngắn, VŨ (羽) lông chim trời.
67. QUYNH (冂) vây 3 phía bên ngoài,
68. VI (囗) vây bốn phía, KHẢM (凵) thời hố sâu.
69. PHỐC (攴) đánh nhẹ, THÁI (采) hái rau,
70. KỶ (几) bàn, DUẬT (聿) bút, TÂN (辛) dao hành hình.
71. VĂN (文) là chữ viết, văn minh,
72 .CẤN (艮) là quẻ Cấn, giống hình bát cơm.
73. Ma là QUỶ (鬼), tiếng là ÂM (音),
74. CỔ (鼓) là đánh trống, DƯỢC (龠) cầm sáo chơi.
75. THỊ (氏) là họ của con người,
76. BỐC (卜) là xem bói, NẠCH (疒) thời ốm đau.
77. Bóng là SAM (彡), vạch là HÀO (爻)
78. Á (襾) che, MỊCH (冖) phủ, SƠ (疋) ĐẦU (亠) nghĩa nan.
79. SỔ (丨) PHẾT (丿) MÓC (亅) CHỦ (丶) nét đơn,
80. HỄ (匸) PHƯƠNG (匚) BĂNG (冫) TIẾT (卩), thì dồn nét đôi.
81. VÔ (无) là không, NHẤT (一) mộ thôi,
82. Diễn ca bộ thủ muôn đời không quên.Bài Ca Bộ Thủ