
Kanji Easy - Phương pháp học Hán Tự vui vẻ và dễ nhớ.
Kanji (Nhật Bản) hay Hanzi (TQ) hay Hán Tự (VN) đều là cái mà các bạn học tiếng Nhật và tiếng TQ cảm thấy khó nhằn nhất. Sự khó khăn này có thể nói đến chủ yếu từ những vấn đề chính sau:
1. Cách dạy Hán Tự theo phương pháp truyền thống ở các lớp tiếng Nhật, tiếng Trung là hầu hết sai lầm. Bởi ở 1 buổi học, học sinh vừa phải học phát âm, viết chữ tượng hình, ngữ pháp v...v. Hậu quả dẫn tới tình trạng học sinh vừa nhìn chữ tượng hình viết trên bảng rồi chép lại như con vẹt mà ko hiểu gì - 1 lần phi logic. Sau đó lại bị nhồi thêm cả đống phát âm đi kèm cái đống giun dế loằng ngoằng đó - phi logic lần thứ 2. Như thế 2 lần phi logic đè lên não bộ non nớt và yếu mềm của học sinh và làm cho việc nhớ Kanji trở nên khó khăn, học trước quên sau và hoàn toàn ko có hệ thống.
2. Có 1 thực tế mà nhiều nhà ngôn ngữ học đã thấy rằng học sinh Trung Quốc khi học tiếng Nhật rất dễ dàng. Hầu hết chỉ sau khoảng 1-2 năm vừa học, vừa chơi là có thể lấy được N1 dễ dàng. Ngược lại học sinh đến từ các nước khác lại rất khó để làm được điều này. Nguyên nhân của việc này ấy là do học sinh TQ đã hiểu và nắm rõ Kanji (Hán Tự) chính bằng ngôn ngữ mẹ đẻ. Do đó, khi học tiếng Nhật đơn giản chỉ thay phát âm chữ tượng hình đó bằng một âm khác. Cái này giống như người miền Bắc biết được từ "con heo" là chỉ con lợn vậy. Đương nhiên nếu như ai đó chưa biết "con lợn" nghĩa là gì thì có dạy "con heo" họ cũng ko hiểu nó là cái gì.
Từ 2 vấn đề trên chúng ta sẽ đưa ra một giải pháp phù hợp và phương pháp mang tính cách mạng mới trong việc học Kanji như sau:
1. Việc học Kanji (Hanzi) cần phải tách biệt ra với việc học phát âm, ngữ pháp và trước tiên cần phải học bằng tiếng mẹ đẻ để học sinh hiểu và nắm rõ Hán Tự đó bằng ngôn ngữ của mình đã. Và chỉ sau khi nắm rõ logic, cấu tạo, ý nghĩa của 1 Hán Tự (được ghép từ những chữ cơ bản nào). Khi đó học sinh mới học cách phát âm của từ đó bằng tiếng Trung và tiếng Nhật. Đặc biệt với tiếng Việt của chúng ta có tới 60% xuất hiện của âm Hán Việt, thì đó là 1 lợi thế vô cùng lớn khi học Kanji. Ví dụ bạn chỉ cần học được chữ Xa 車 và chữ Hoả 火. Ngay sau đó chỉ cần ghép lại là có thể biết đó là chính là từ Hoả Xa (xe lửa, tàu) 火車.
Tóm lại việc học Kanji phải tiến hành song song độc lập với những bài học tiếng Nhật, tiếng Trung ở trên lớp. Nên nhớ chữ tượng hình là biểu ý chứ ko biểu âm. Do đó, hoàn toàn có thể hiểu được hết chữ Kanji, chữ Hán mà ko cần phải biết 1 chút ít tiếng Nhật hay tiếng Trung nào cả. Như Chuối mới tự học Hán Tự được khoảng vài tháng qua, tuy đã có thể đọc lõm bõm được truyện Tam Quốc Chí nhưng hoàn toàn ko biết 1 chút tiếng Trung hay tiếng Nhật nào.
2. Cần bỏ ngay việc học Kanji theo kiểu ngu lâu nên phải cầy thật trâu và học Kanji theo kiểu viết thật nhiều để giỏi. Ngược lại cần coi mỗi 1 Hán tự là 1 khối xếp hình trong đó có các mảnh nhỏ ghép lại tạo thành 1 khối hoàn chỉnh. Nhiệm vụ của người học đó là phải bẻ cái Kanji đó ra thành nhiều mảnh, và hiểu từ những mảnh ghép nhỏ nhất sau đó ghép lại.
Học kiểu này dân gian còn gọi là chiết tự vừa dễ nhớ, giúp nắm rõ thành phần bên trong của các chữ Kanji và giúp lúc viết dễ dàng. Vì lúc viết chỉ đơn giản là ghép các mảnh nhỏ lại với nhau. Ví dụ 1 chữ rất phức tạp là chữ Tuế 歳. Chữ này nếu nhìn qua sẽ thấy nó rất kinh khủng vì vô cùng nhiều nét, khó nhớ và khó viết. Ấy thế nhưng nếu ta bẻ nó ra thì thấy đơn giản hơn rất nhiều. Chúng ta phân tách chữ này ra như sau:
弋 Dực (bắn tên): Giống như hình mũi tên đang được lên dây, dấu phết nhỏ như mồ hôi của người đang kéo cung tên phải lên dây hết sức.
戈 Qua: (giáo, thương): Được ghép từ chữ Dực ở bên trên thêm phết cong ở dưới tạo thành hình mũi dao nhọn. Như vậy ở đây chúng ta vừa có vũ khi hình dao sắc để chém, lại có mũi nhọn của cung tên để đâm.
厂 Xưởng (nhà máy) (có thể là vách núi khi ghép với từ khác)
戌 "Tuất (năm con chó): Ghép từ chữ Qua với Xưởng: Như vậy có thể hiểu con chó như đứng canh trong xưởng như là cây đao bảo vệ cái xưởng (1)
戌 "Tuất (năm con chó): Ghép từ chữ Qua với Xưởng: Như vậy có thể hiểu con chó như đứng canh trong xưởng như là cây đao bảo vệ cái xưởng (1)
止 Chỉ (dừng lại, chỉ có) - Khi đi trên đường bỗng nhiên trên mặt đất mà bạn thấy có một cái que cắm xuống đát và cây gậy thần (chữ Bốc) thì phải dừng lại. Vì rất có thể đó là 1 trò ma quái. (2)
小 Tiểu (nhỏ): (3)
Sau khi đã bẻ xong; chúng ta sẽ ghép tất cả lại bằng 1 câu chuyện logic dễ nhớ liên quan tới các thành phần : Ghép (1), (2), (3) lại ta có chữ Tuế 歳 (năm, tuổi): Năm cũ dừng lại 止, và năm Tuất 戌 tới sẽ được tặng một con chó nhỏ 小 như là món quà thêm tuổi mới.
Khi muốn viết chữ này chúng ta chỉ cần nhớ đúng khẩu quyết ở trên sau đó ghép lại từng phần 1. Tất nhiên cũng phải tập viết vài lần cho quen tay, nhưng sẽ vô cùng dễ dàng hơn là nhớ 1 cách trâu bò và phi logic. Đặc biệt Kanji được ghép lại chủ yếu từ những mảnh ghép cơ bản nhỏ nhất nên càng học chúng ta sẽ thấy càng dễ vì chủ yếu là lặp lại các mảnh ghép đã học trong quá khứ.
Không những thế, thứ tự để dạy chữ cũng vô cùng quan trọng để tạo ra 1 chuỗi logic giúp dễ nhớ. Ví dụ như cần phải dạy những chữ này theo thứ tự sau để học sinh nắm rõ chuỗi logic:目 貝具真. Sau đó chiết tự để cho học sinh dễ hiểu:
目 - Mục (con mắt): Hình cửa sổ và đôi mắt ở giữa. Đôi mắt được ví với cửa sổ tâm hồn.
貝 - Bối (sò, tiền tệ): Con sò kì dị này có đôi mắt ở bên trên và đôi chân ở dưới. Ngày xưa ng ta dùng vỏ sò để làm đơn vị tiền tệ.
具 - Cụ (công cụ): Người ta dùng que như là công cụ để mở miệng con sò ra.
真 - Chân (sự thật): Phải mở miệng 10 con sò ra thì mới tìm được sự thật trong bí ẩn này.
目 - Mục (con mắt): Hình cửa sổ và đôi mắt ở giữa. Đôi mắt được ví với cửa sổ tâm hồn.
貝 - Bối (sò, tiền tệ): Con sò kì dị này có đôi mắt ở bên trên và đôi chân ở dưới. Ngày xưa ng ta dùng vỏ sò để làm đơn vị tiền tệ.
具 - Cụ (công cụ): Người ta dùng que như là công cụ để mở miệng con sò ra.
真 - Chân (sự thật): Phải mở miệng 10 con sò ra thì mới tìm được sự thật trong bí ẩn này.
Như thế chỉ cần học theo đúng thứ tự này chúng ta sẽ thấy Kanji rất logic và dễ hiểu.
3. Để phục vụ cho cách học kiểu này Chuối đã biên soạn một bộ giáo trình học Hán Tự dành riêng cho giáo trình Minna Nihongo (giáo trình tiếng Nhật cơ bản). Tại đây:
https://docs.google.com/…/1eIRo5tvgZLyWcT56gexxeUh2fc…/edit…
https://docs.google.com/…/1eIRo5tvgZLyWcT56gexxeUh2fc…/edit…
Khi xong giáo trình Minna này Chuối sẽ sắp xếp nó lại theo thứ tự các trình độ của bài thi JLPT từ N5-N1 rồi chỉnh sửa bổ sung. Sau đó sẽ quay sang làm thêm về Hán Tự cho HSK từ 1-6 và Giáo trình Hán Ngữ. Hanzi thì đang biên soạn dở thì dừng lại để làm Kanji, ai có nhu cầu xem quả khoảng vài trăm chữ Hanzi cơ bản thì vào đây nhé :
https://goo.gl/qMGA26
https://goo.gl/FPyFmB
https://goo.gl/qMGA26
https://goo.gl/FPyFmB
Đây là 1 công việc rất lớn, dài hơi đòi hỏi nhiều thời gian công sức nhưng rất có ích cho cộng đồng. Nếu ai có lòng có thể vào đây Donate cho Chuối vài đồng để động viện nhé. https://vrdonate.vn/1517191340tyjb0
Cảm ơn tất cả mọi người. Hy vọng mọi người học Kanji cũng dễ như cái hình minh hoạ này vậy
Cảm ơn tất cả mọi người. Hy vọng mọi người học Kanji cũng dễ như cái hình minh hoạ này vậy

Phần 2: Phương pháp học tiếng Nhật đơn giản nhất
Sau bài viết về phương pháp mới của Chuối về việc học Kanji dễ dàng nhất. Chuối xin chân thành cảm ơn mọi người về những donate cho công trình nghiên cứu của Chuối về việc học chữ Kanji một cách đơn giản nhất. Bên cạnh đó Chuối nhận được 1 số câu hỏi của mọi người về việc học tiếng Nhật. Chuối xin trả lời vài ý như sau:
1. Tiếng Nhật ko phải là hiragana hay katakana; mà chính là Kanji. Kanji là chữ cái, linh hồn, hồn cốt, xương xẩu v...v của tiếng Nhật, Sau đó người ta mới dùng hiragana và katakana để phiên âm cái chữ Kanji đó ra thôi. Do đó, trong vòng 2 năm các bạn hoàn toàn có thể đạt được N1 với lộ trình đơn giản nhất như sau:
- Đầu tiên vứt hết mọi loại giáo trình, giáo viên nọ kia đi. Giáo viên, trung tâm ko làm bạn tiến bộ mà chỉ làm bạn học khó khăn hơn mà thôi. Hãy ở nhà khoảng 6 tháng tu luyện 2000 Kanji từ N5 đến N1 theo tài liệu của Chuối (đã viết ở bài trước). Trong giai đoạn 6 tháng tu luyện Kanji này mỗi từ Kanji cần phải học theo âm Hán Việt và hiểu nghĩa của nó. Ko có học tiếng Nhật, hay phát âm, phát iếc gì cả (vứt hết ). Nên nhớ Kanji là chữ tượng hình biểu nghĩa, do đó học Kanji mà ko hiểu nghĩa bằng tiếng mẹ đẻ là vứt. Khi đã hiểu nghĩa Kanji rồi thì việc nhớ Kanji sẽ rất dễ.
Sau khi đã xong 2000 Kanji coi như con đường đạt N1 của bạn đã được khoảng 60%. Đến đây sẽ có bạn thắc mắc về việc học âm On và âm Kun để phát âm Kanji. Đây là cái mà mọi người sợ nhất khi học tiếng Nhật vì nó có quá nhiều quy tắc và quá khó để nhớ. Phương pháp của Chuối là cũng vứt mẹ nó cái đám On Kun vào sọt rác hết, ko cần học. Mà thay vào đó là luyện từ vựng.
Hãy tưởng tượng, On và Kun về bản chất cũng là phát âm của chữ Hán (Kanji) như âm thuần Việt và Hán Việt. Ví dụ như chữ 水 này của TQ, thì khi vào VN nó sẽ được phát âm Hán Việt là Thuỷ và âm thuần Việt là Nước. Và tuỳ vào từng ngữ cảnh cụ thể mà chúng ta phát âm "Thuỷ" hay là "Nước" mà ko cần phải học quy tắc. Ví dụ Thuỷ Triều, Phong Thuỷ v....v (tương đương phát âm On trong tiếng Nhật), và Nước Uống, Nước Sạch (tương đương âm Kun trong tiếng Nhật).
Từ bé tới lớn khi học tiếng Việt, chúng ta ko bao giờ phải học quy luật lúc nào phát âm là Thuỷ và lúc nào phát âm là Nước cả. Mà phát âm thế nào cho đúng tất cả là do từ bé tới lớn chúng ta đã tiếp xúc được với 1 lượng lớn từ vựng thông qua đọc sách, báo v...v nọ kia để biết được cách phát âm 1 cách tự nhiên. Ví dụ chả có bao giờ người VN nào nói nói "Nước Triều" hay "Phong Nước" hay là "Thuỷ Uống" hay "Thuỷ Sạch" cả. Chúng ta ko cần phải học quy tắc những vẫn biết được điều này tất cả là do đã đọc và học rất nhiều từ vựng tiếng Việt có chứa các cụm từ trên kia một 1 cách tự nhiên.
Do đó cách tốt nhất để học tiếng Nhật đó là KO HỌC PHÁT ÂM On và Kun. Nên nhớ trong tiếng Nhật phát âm On và Kun vô cùng kinh khủng. Ví dụ như chữ 生 (Sinh) này có tới tận 16 cách phát âm !!!! khi nó ghép với các chữ khác nhau để tạo ra từ vựng. Làm sao chúng ta có thể nhớ được lúc nào là On và lúc nào là Kun ? Rồi thì On Kun đó phát âm ra làm sao ??? Bởi vậy, như đã nói ở trên cách tốt nhất là học từ vựng ko cần quan tâm nó là On hay Kun. Ví dụ như sau:
Chữ Hành 行 (đi) trong từ "行く" iku - Đừng quan tâm chữ 行 phát âm thế nào trong từ đó, hãy học cả cụm từ "行く" là "iku". Tương tự chữ 行 trong chữ 飛行機 (Phi Hành Cơ - máy bay) phát âm cũng là "hi-kou-ki". Cũng đừng quan tâm chữ 行 phát âm thế nào trong từ này. Mà hãy học và nhớ cả cụm từ 飛行機 sẽ dc phát âm là hi-kou-ki .
Sau khi đã xong Kanji, Từ Vựng thì lúc đó học Ngữ Pháp (tuy khó) nhưng sẽ trở nên rất dễ và đơn giản.
2. Một vấn đề mà các bạn cũng cần phải quan tâm nữa là đừng học Kanji theo bộ thủ. Mà pp học đó là phải bẻ chữ Kanji lơn ra thành mảnh nhỏ, sau đó từ mảnh nhỏ đó ghép lại thành những mảnh to hơn - học mảnh to đó; rồi cuối cùng ghép lại vào mảnh to nhất. Ví dụ:
誌 Chí (sự ghi chép): Chữ này có phần Bên trái và Bên phải.
Bên trái:
言 - Ngôn (lời nói): Cái mồm phát âm ra vài lời nói 亖 thì được gọi là phát ngôn.
Bên trái:
言 - Ngôn (lời nói): Cái mồm phát âm ra vài lời nói 亖 thì được gọi là phát ngôn.
Bên phải lại được chia nhỏ ra tiếp:
士 - Sĩ (người trí thức, chiến sĩ quân đội): Hình ảnh này làm cho ta liên tưởng tới người đàn ông có bờ vai rộng chân khép thẳng lại thành nét dọc và đứng thẳng trên mặt đất.
心 - Tâm ( Tim; tư tưởng, lòng): Nhìn giống hình quả tim với 3 giọt máu.
士 - Sĩ (người trí thức, chiến sĩ quân đội): Hình ảnh này làm cho ta liên tưởng tới người đàn ông có bờ vai rộng chân khép thẳng lại thành nét dọc và đứng thẳng trên mặt đất.
心 - Tâm ( Tim; tư tưởng, lòng): Nhìn giống hình quả tim với 3 giọt máu.
Như vậy Bên Phải sẽ là chữ 志 - Chí (ý chí, chí nguyện): Ý chí của của kẻ sĩ luôn phải bắt nguồn từ trái tim của mình.
Rồi sau đó ghép Bên Trái và Bên phải ta có chữ 誌: Ý chí 志 không chỉ được thể hiện bằng lời nói 言 mà nó còn được ghi chép 誌 lại trên những trang giấy.
Rồi sau đó ghép Bên Trái và Bên phải ta có chữ 誌: Ý chí 志 không chỉ được thể hiện bằng lời nói 言 mà nó còn được ghi chép 誌 lại trên những trang giấy.
Học như thế này rất hay vì học 1 chữ chúng ta biết được nhiều chữ khác; như ở đây học dc chữ 誌 sẽ nhớ được chữ 志 - và sau này chữ 志 sẽ lại dc dùng ở những chữ khác (càng học sẽ càng dễ). Nhưng nếu như chúng ta lại học theo bộ thủ thì chữ 誌 sẽ được ghép laị bởi 3 bộ thủ cơ bản làm cho chúng ta khó nhớ hơn (chữ này còn đơn giản, có những chữ ghép bởi 7,8 bộ thủ cơ bản thì nhớ kiểu gì ? ).
Hiện Chuối đã hoàn thành xong N5 và N4 ở đây. N3 đang soạn sau đó sẽ là N2 và N1.
https://docs.google.com/…/1w2ApeB70kQx58Eoeoe_aE8nf2a…/edit…
https://docs.google.com/…/1w2ApeB70kQx58Eoeoe_aE8nf2a…/edit…
Mọi người ai thấy có ích và có lòng muốn đóng góp thì có thể gửi cho Chuối card điện thoại hoặc donate qua tk:
Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội - MB. Chi nhánh Trần Quốc Thảo- Sài Gòn. Nguyễn Hoàng Anh. 1200 10744 6004.
Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội - MB. Chi nhánh Trần Quốc Thảo- Sài Gòn. Nguyễn Hoàng Anh. 1200 10744 6004.
Source: https://www.facebook.com/MikamiYuajav/posts/10211451186382730